26/06/2020 11:52 GMT+7

Cộng đồng họa sĩ bức xúc với bản đồ hải dương học Trung Quốc

MAI THỤY
MAI THỤY

TTO - Mới đây, các họa sĩ trẻ Việt Nam phát hiện trên tài khoản Behance cá nhân của nghệ sĩ minh họa Feifei Ruan đăng tải dự án bản đồ hải dương học Trung Quốc.

Cộng đồng họa sĩ bức xúc với bản đồ hải dương học Trung Quốc - Ảnh 1.

Bản đồ hải dương do tác giả Trung Quốc Feifei Ruan vẽ bao gồm vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam - Ảnh: BEHANCE

Dự án bao gồm hình ảnh, nơi phân bổ của 35 loài sinh vật biển đặc hữu cũng như tình trạng nguy cấp của chúng. 

Tuy nhiên, một nửa trong số này đang sinh sống tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tác giả đã thêm "đường lưỡi bò" (chín đoạn) vào bản đồ để người xem mặc định những sinh vật này cũng nằm trong địa phận Trung Quốc.

Dựa trên cảm hứng từ Haicuotu - cuốn sách về các sinh vật đại dương được họa sĩ Nie Huang vẽ cách đây ba thế kỷ, những tấm bản đồ trên nằm trong một dự án mang tên Haibaotu (Bản đồ kho báu đại dương). 

Trên các tấm bản đồ này đều để logo của tổ chức WWF. Vào ngày 8-6 vừa qua, tài khoản mạng xã hội Weibo của tổ chức WWF tại Trung Quốc đã giới thiệu đến công chúng dự án trên với lời kêu gọi cộng đồng bảo vệ môi trường biển và giảm rác thải nhựa.

Cộng đồng họa sĩ minh họa Việt Nam đang rất bức xúc trước những tấm bản đồ xâm phạm chủ quyền đất nước. Chỉ trong vài tiếng, tài khoản Behance của nghệ sĩ Feifei Ruan đã nhận vài trăm bình luận yêu cầu rút tác phẩm cũng như hàng loạt báo cáo vi phạm.

Đến sáng 25-6, những tấm bản đồ trên đã bị gỡ khỏi Behance - một trong những trang web lớn nhất về tranh minh họa. Ở trang web cá nhân, tác giả cũng đã gỡ tấm bản đồ có "đường lưỡi bò" ra khỏi dự án.

Họa sĩ minh họa Phạm Quang Phúc chia sẻ trên trang cá nhân cũng như với Tuổi Trẻ: "Tôi và bạn bè cũng từng được các đơn vị truyền thông ở châu Âu mời chào những dự án tương tự. 

Ví dụ như vẽ sách du lịch cho ba tỉnh Trung Quốc giáp Việt Nam, vẽ danh lam thắng cảnh cho Trung Quốc, bản đồ du lịch Trung Quốc... toàn những dự án cho thiếu nhi. 

Và lần nào tôi cũng khuyên/cảnh giác bạn bè nên từ chối, dù giá tiền được mời chào là không hề nhỏ. Bởi mình không thể biết được phía xuất bản, phát hành của khách hàng sẽ thêm thắt gì, cài cắm tinh vi thế nào vào tranh vẽ của mình sau khi gửi tranh cho họ".

Từ sự cảnh giác đó, họa sĩ Phạm Quang Phúc nhắn gửi: "Các bạn họa sĩ trẻ Việt Nam trước khi ký một hợp đồng gì với khách hàng Trung Quốc thì cũng nên cảnh giác, tránh vẽ bản đồ, du lịch, địa lý, lãnh thổ...".

Một bản đồ hải dương học Trung Quốc được phát hành nhân Ngày đại dương thế giới 2020 (8-6) nhưng lại xuất hiện hình ảnh "đường lưỡi bò". Đơn vị tổ chức dự án này lại chính là Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên - WWF.

Thêm một tấm bản đồ cổ cho Thư viện Hoàng Sa Thêm một tấm bản đồ cổ cho Thư viện Hoàng Sa

TTO - Sau khi lùng tìm và đến tận Nhà trưng bày Hoàng Sa (Đà Nẵng) để hiến tặng tấm bản đồ Tổ quốc in bằng tiếng Pháp (Tuổi Trẻ ngày 8-5), sáng 9-5 ông Lê Văn Cảnh - cựu tù Côn Đảo - đã tiếp tục hiến tặng một bản đồ tiếng Pháp xuất bản năm 1874.

MAI THỤY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên