07/05/2024 13:31 GMT+7

'Cổng địa ngục' ở Siberia không ngừng mở rộng, có chuyện gì?

Các nhà khoa học phát hiện 'cổng địa ngục' ở Siberia tiếp tục mở rộng mỗi năm, cùng với sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu.

Miệng "cổng địa ngục" Batagay ở Siberia ngày càng mở rộng mỗi năm - Ảnh: Alamy

Miệng "cổng địa ngục" Batagay ở Siberia ngày càng mở rộng mỗi năm - Ảnh: Alamy

Theo LiveScience ngày 7-5, nghiên cứu mới cho biết hố sụt Batagay - một miệng núi lửa ở đông bắc Siberia chứa băng vĩnh cửu - đang mở rộng khoảng 1 triệu m3 mỗi năm khi băng tan ra dưới tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Batagay, hay còn được gọi là Batagaika, hoặc "cổng địa ngục" theo cách gọi của người dân địa phương, được phát hiện nhờ ảnh vệ tinh sau khi một phần sườn đồi khổng lồ bị sụp đổ. Vụ sụp đổ này làm lộ ra các lớp băng vĩnh cửu lên đến 650.000 năm tuổi bên trong phần còn lại của khu đồi.

Đây là lớp băng vĩnh cửu lâu đời nhất ở Siberia và lâu đời thứ hai trên thế giới, sau lớp băng vĩnh cửu 740.000 năm tuổi ở vùng lãnh thổ Yukon, Canada, theo trang Nature.

Theo nhóm nghiên cứu, ở vùng cận Bắc Cực và Bắc Cực, tình trạng băng vĩnh cửu tan nhanh rất phổ biến. Tuy nhiên lượng băng và trầm tích mất đi tại "cổng địa ngục" lại đặc biệt lớn do kích thước khổng lồ của vùng trũng. 

Miệng hố Batagay rộng 790m vào năm 2014. Năm 2023, miệng hố sụt khổng lồ này đã lên đến 990m, tức rộng thêm 200m trong chưa đầy 10 năm.

Nhóm nghiên cứu đã biết rằng miệng hố vẫn ngày càng lớn ra, song đây là lần đầu tiên họ định lượng được lượng băng tan chảy trong miệng núi lửa. Nhóm đã tính toán lượng băng tan bằng cách kiểm tra hình ảnh vệ tinh, đo đạc thực địa và dữ liệu thử nghiệm trong phòng thí nghiệm trên các mẫu băng của Batagay.

Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng một khu vực băng và trầm tích tương đương hơn 14 kim tự tháp Giza đã tan chảy khỏi Batagay kể từ khi nó sụp đổ. Tốc độ tan chảy vẫn tương đối ổn định trong thập kỷ qua, xảy ra chủ yếu dọc theo bức vách ở rìa phía tây, phía nam và phía đông nam của miệng núi lửa.

Nghiên cứu đăng trên tạp chí Geomorphology.

Một bức vách của "cổng địa ngục" Batagay ở Siberia - Ảnh: Reuters

Một bức vách của "cổng địa ngục" Batagay ở Siberia - Ảnh: Reuters

Miệng hố Batagay nhìn từ trên cao - Ảnh: Reuters

Miệng hố Batagay nhìn từ trên cao - Ảnh: Reuters

Toàn cảnh hố sụt khổng lồ Batagay - Ảnh: Vajiram & Ravi

Toàn cảnh hố sụt khổng lồ Batagay - Ảnh: Vajiram & Ravi


Phát hiện hố xanh sâu nhất thế giới, bên trong có nhiều hang động, đường hầm phức tạpPhát hiện hố xanh sâu nhất thế giới, bên trong có nhiều hang động, đường hầm phức tạp

Hố xanh Taam Ja trên vùng biển của Mexico vừa được xác định là hố xanh đại dương sâu nhất thế giới.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên