Công nhận 65 giáo sư và 641 phó giáo sư
Phóng to |
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (phải) trao bằng chứng nhận cho tân giáo sư tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội - Ảnh: VĨNH HÀ |
Trong đợt xét công nhận năm nay, nước ta lại có thêm 65 GS và 641 PGS mới, và như mọi người đều đã biết, các GS-PGS luôn được xem là “đầu tàu” cho nền nghiên cứu khoa học của quốc gia.
Tuy nhiên khi nhìn vào danh sách GS-PGS mới hằng năm, người ta hình như không hề biết gì về các thành tích nghiên cứu khoa học của họ ngoại trừ vài trường hợp như các GS-PGS trẻ nhất hay lớn tuổi nhất mà thôi.
Theo lẽ thường tình để được công nhận là GS-PGS thì phải có một quá trình giảng dạy và nghiên cứu nhất định, trong đó các sản phẩm từ nghiên cứu khoa học là yếu tố quan trọng nhất.
Thế nhưng công luận gần như không hề biết những đóng góp về mặt học thuật từ các sản phẩm nghiên cứu khoa học của các tân GS-PGS là như thế nào ngoài các hội đồng chức danh giáo sư ngành, liên ngành (gọi tắt là hội đồng).
Vì vậy chúng tôi đề nghị trong những năm tới khi công nhận ai là GS-PGS thì hội đồng cần phải công bố những thành tích trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của họ cho công luận được biết.
Chẳng hạn công bố những đề tài nghiên cứu, những công trình nghiên cứu (sách, bài viết, tạp chí…) và kèm theo đó là nhận định, đánh giá của hội đồng về những đóng góp mới cho khoa học về mặt lý thuyết, hoặc các đóng góp trong thực tiễn từ các sản phẩm của những người được công nhận mới, đặc biệt là chú ý đến những công trình, bài viết được công bố ở các hội thảo hay tạp chí quốc tế có uy tín. Tức chúng ta nên học cách làm của Viện hàn lâm Khoa học Thụy Điển khi họ trao giải Nobel về khoa học cho một ai đó.
Công luận vẫn sẽ tin vào sự công tâm của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, và sẽ thuyết phục hơn nếu hội đồng công bố thêm các thông tin về sự nghiệp nghiên cứu của những người được công nhận các học hàm bậc cao này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận