04/08/2014 00:01 GMT+7

Còn rất nhiều rào cản đối với ngành công nghiệp hỗ trợ

congtien_canbiet
congtien_canbiet

Cần biết - Những cản trở lớn nhất đối với việc phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam là vốn đầu tư lớn; thiếu hỗ trợ tích cực từ chính sách thuế, đất đai, khoa học kỹ thuật; thiếu nhân lực có chất lượng.

Lấy ví dụ, một tập đoàn công nghệ cần cung ứng 150 loại linh kiện cho hoạt động sản xuất điện thoại di động. Tuy nhiên, qua khảo sát các doanh nghiệp điện tử đầu ngành trong nước thì không nơi nào có khả năng đáp ứng. Vì nếu chỉ để sản xuất được vỏ điện thoại thì doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ, phần mềm có chi phí khoảng 500 triệu USD (mức đầu tư quá cao so với năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam).

Ước tính, chỉ trong năm 2014, tổng kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ kiện ngành điện tử, dệt may, da giày có thể lên đến khoảng 53,2 tỷ USD. Chỉ cần doanh nghiệp trong nước sản xuất được 10 - 15% linh kiện cho ngành sản xuất công nghệ cao là đã mang lại giá trị không nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp, ngay cả những doanh nghiệp quy mô lớn còn e dè khi nói đến lĩnh vực này. Rào cản lớn nhất trong phát triển các ngành công nghiệp đó là công nghệ sản xuất. Trong khi đó, sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ lại đòi hỏi công nghệ cao, có mức đầu tư lớn.

929n3bhp.jpg

Hiện nay, đối tác cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp FDI (hiện chiếm 79,2% tổng vốn đăng ký ở các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo) hầu hết đều từ nước ngoài. Chính vì vậy, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước khó tiếp cận để cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp FDI. Đồng thời, do chi phí trung bình cao, giá bán cao nhưng chất lượng của những sản phẩm công nghiệp hỗ trợ sản xuất trong nước còn thấp nên khó cạnh tranh.

Hiện tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ chiếm một phần rất nhỏ: sản xuất linh kiện kim loại có khoảng 1.000 doanh nghiệp; sản xuất linh phụ kiện cho ngành dệt may là 1.300 doanh nghiệp; ô tô đang có khoảng 210 doanh nghiệp và chỉ sản xuất được những phụ tùng đơn giản, hàm lượng công nghệ thấp như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, sản phẩm nhựa…

Tìm đầu ra, gỡ hướng phát triển cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đòi hỏi phải có những chính sách cụ thể và thiết thực hơn như: tạo thuận lợi về quỹ đất cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thuê lâu dài, ổn định với giá ưu đãi; cần xếp các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ vào nhóm doanh nghiệp ưu đãi về thuế; nới lỏng các chính sách tín dụng để giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều nguồn vốn ưu đãi; thu hút các tập đoàn đa quốc gia cung cấp linh kiện và vật liệu toàn cầu đầu tư vào Việt Nam…

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

congtien_canbiet
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên