14/05/2019 15:57 GMT+7

Còn nhiều rắn hổ mây 'khủng' dưới chân Núi Cấm

BỬU ĐẤU
BỬU ĐẤU

TTO - 'Loại rắn này cực độc, bị cắn là chết ngay. Nó rất kén ăn nên đó giờ ít ai nuôi", đại tá Lê Thành Cư - nguyên phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang, nói.

Còn nhiều rắn hổ mây khủng dưới chân Núi Cấm - Ảnh 1.

Anh Phạm Bảo Trân kể về quá trình chứng kiến nhóm công nhân và kỹ sư bắt rắn hổ mây khi san ủi đất dưới chân Núi Cấm - Ảnh: BỬU ĐẤU

Chiều 14-5, anh Phạm Bảo Trân - phó giám đốc Bản quản lý dự án Điện năng lượng mặt trời An Hảo Tập đoàn Sao Mai - cho biết vào đầu tháng 4, công nhân làm công trình san ủi mặt bằng ở khu vực chân Núi Cấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên đã gặp nhiều rắn hổ mây, nên sau đó dùng bao bố và lưới vây bắt.

"Dân vùng này biết rắn độc rất nguy hiểm, nhưng vui lắm, vì hồi đó giờ hiếm khi nào thấy mà chỉ nghe nói. Khi biết bắt được rắn hổ mây, tôi báo lãnh đạo đưa về Khu du lịch Đồi Tức Dụp. Trong này vẫn còn nhiều rắn hổ mây dài khoảng 8m. Nhiều người đã chụp hình lại", anh Trân nói.

Còn nhiều rắn hổ mây khủng dưới chân Núi Cấm - Ảnh 2.

Con rắn hổ mây "khủng" mà công nhân chụp được dưới chân Núi Cấm trong quá trình thi công - Ảnh do ông Phạm Bảo Trân cung cấp

Đại tá Lê Thành Cư, 85 tuổi - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - cho biết năm 1977, lính của ông đã từng bắn hạ con rắn mây nặng khoảng 20kg.

Còn nhiều rắn hổ mây khủng dưới chân Núi Cấm - Ảnh 3.

Đại tá Lê Thành Cư - nguyên phó chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh An Giang - Ảnh: BỬU ĐẤU

"Trước đây cha chú tôi từng nói có lần bắt được con 60 - 80kg là bình thường. Ngày xưa, vùng này rắn rất nhiều, bây giờ hiếm lắm rồi. Nếu bắt thì phải nuôi nhốt phải cẩn thận. Chỉ cần đầu nó lọt ra ngoài, xem như thân mình nó lọt khỏi chuồng. Loại rắn này cực độc, cắn vào là chết ngay. Nó rất kén ăn nên từ đó đến giờ ít ai nuôi", ông Cư nói.

Còn nhiều rắn hổ mây khủng dưới chân Núi Cấm - Ảnh 4.

Cặp rắn hổ mây nặng 60kg được thả trong khu du lịch Đồi Tức Dụp - Ảnh: BỬU ĐẤU

Còn nhiều rắn hổ mây khủng dưới chân Núi Cấm - Ảnh 5.

Nhiều cụ cao tuổi ở vùng Bảy Núi cho rằng rắn hổ mây là loại cực độc, khó nuôi nên phải cẩn thận khi nuôi phục vụ du lịch - Ảnh: BỬU ĐẤU

Cùng ngày, ông Trương Minh Hùng - phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang - cho biết ngay sau khi Tuổi Trẻ phản ánh, đơn vị đã cử lực lượng Kiểm lâm huyện Tri Tôn kiểm tra, xác định rắn hổ mây .

"Về nguyên tắc, Tập đoàn Sao Mai muốn nuôi loại này phải trình báo với kiểm lâm để xác nhận nguồn gốc. Sau đó, chúng tôi sẽ làm thủ tục theo quy định và hướng dẫn nuôi nhốt cho đảm bảo. 2 con này đúng là rắn hổ mây. Ở An Giang đó giờ chưa ghi nhận được con nào "khủng" như 2 con rắn này. Ngay mai (15-5) chúng tôi sẽ có thông tin cụ thể thêm", ông Hùng nói

Gần đây, một nhóm công nhân và kỹ sư người Ấn Độ đã phát hiện và bắt được cặp rắn hổ mây khủng gần 60kg ở núi Cấm, khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời dưới chân Núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang.

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nên làm gì với cặp rắn hổ mây bắt được ở chân núi Cấm?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Bắt được cặp rắn hổ mây

TTO - Một nhóm công nhân và kỹ sư người Ấn Độ đã phát hiện và bắt được cặp rắn hổ mây khủng gần 60kg ở núi Cấm, An Giang.

BỬU ĐẤU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên