TTCT - “Người viết văn như một cái cây. Tôi là cây sấu, quả nó dùng đánh giấm nước rau chua, không là cây cam, được không? Nhất là không là quả cam sâu. Tình nghĩa nhất của một con người là mang tất cả cái tốt đẹp của mình ra cho đời” - ông nói trong một cuộc trò chuyện tuần qua. Ông Vương Trí Nhàn -Thuận ThắngTừng bị chỉ trích vì “hay nói cái xấu”, nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn vẫn tiếp tục ra sách, nghiền ngẫm kỹ cuộc sống, cố gắng giữ chủ đề nhất quán của mình.HAI LOẠI CHẤN THƯƠNGNhững chuyện về cái xấu, về sự suy thoái của con người, sách của anh dù vừa ra cũng có thể đã bị thực tế vượt qua, ngày càng nhiều “cái nhất” kinh khủng hơn. Vậy, chúng ta không kể thêm nữa mà sẽ nói chuyện khó hơn mà hữu ích, về nguyên nhân và hướng thoát khỏi những thói xấu đó, được không, thưa anh?- Ngay từ hồi còn chiến tranh, tôi biết những nhà văn như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu đã dùng chữ “đau đáu” suy nghĩ về con người ra khỏi chiến tranh ra sao. Người anh hùng có dễ trở về lối sống bình thường, chậm rãi chín chắn, chờ đợi, suy nghĩ tham gia đời sống tình cảm mọi người?Ngay từ ngày đó, chúng tôi - những nhà văn quân đội - đã nói với nhau: ta đang chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc, nhưng sau này ta phải chiến đấu cho từng con người, làm sao cho con người được tốt đẹp.Chính cuộc chiến đấu ấy mới lâu dài. Chúng ta trải qua cuộc chiến tranh khốc liệt không chữ nào tả nổi. Chữ hay nói là “hi sinh tất cả”. Có những giai đoạn nếu ta đặt vấn đề con người bị xấu đi, không ai nghe cả. Không ai đăng. Cái tốt cần hơn. Sau chiến tranh, thử thách mới, dần bộc lộ cái xấu, cái dở. Kể cả cái tốt. Nhưng chưa tổng kết. Mà ta lại hay bỏ qua thói xấu.Bước vào thời bình rồi nhưng con người vẫn cứ làm những việc không được phép làm. Vụ cưa bom lấy phế liệu làm sập cả dãy phố ở Hà Đông, coi cái chết không có vấn đề gì là một ví dụ. Quen cách sống thích thì làm, không cần hậu quả.Vì thế anh viết “có một mối liên hệ rõ rệt giữa ngày hôm nay với thời gian đã qua”?- Tôi rất mê đọc lịch sử, tự mình có một số suy nghĩ, và thường nghiên cứu tính cách người Việt trong chiều sâu lịch sử. Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, tới 1/3 trai trẻ đi lính triền miên, về nhà không biết làm gì nữa, đàn bà lo hết, nuôi con.Hay chính sách hậu chiến thời nhà Lê, binh lính không được vô cảm, quan chức không được hách dịch, đưa trở lại những người bỏ quê bỏ nghề, chú ý siết lại kỷ cương, đưa dân về cuộc sống bình thường...Từ cuộc kháng chiến chống Minh, ta cũng tiếp thu được tư tưởng nhân nghĩa, an dân. Phải làm chiến tranh nhưng cố gắng không lâu dài, tránh tai ương, cố hòa hoãn.Tôi đọc lại Quân trung từ mệnh tập (tập hợp các văn kiện lịch sử - binh vận - ngoại giao bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi soạn) thấy cách nhìn kẻ thù có nét nhân bản. Tôi có viết bài nghiên cứu về nhà Trần, nhà Lê thời hậu chiến, cũng thấy vấn đề hòa giải được đặt ra rất tự nhiên, ngay với quân thù, cái nhìn cũng rất đúng mức...Điều này ta hay giải thích: đó là đường lối khôn khéo của cha ông...- Đấy là cả một nhận thức, chứ không phải “lừa” được người ta trong bang giao qua câu chữ. Nhìn lại cuộc chiến tranh, nếu đừng quá quan trọng hóa chữ nghĩa thì ta như người bị thương, những vết thương trong tâm lý, tình cảm, tinh thần... Con người tình nghĩa nhất là mang tất cả cái tốt đẹp của mình ra với đời.Vương Trí NhànVậy theo chữ dùng của anh, con người bị chấn thương những dạng gì?- Ở Trung Quốc có chủ đề con người biến đổi thế nào trong chiến tranh, với dòng “Văn học vết thương”. Những phim như Về nhà của Trương Nghệ Mưu là loại ấy. Chuyện người chồng bị bắt trong Cách mạng văn hóa khi được thả về mà người vợ không tin, cho là bị lừa thôi...Đấy là các thương tích tâm lý con người. Những vết thương của chém giết lừa lọc, mất niềm tin vào mọi thứ, không còn gì thiêng liêng.Trong tư tưởng, niềm tin, cách nghĩ, cách sống rất quan trọng. Nếu chỉ đối phó bề ngoài thì chả khác gì Phạm Nhan, chặt đầu này mọc ra đầu khác. Cái gốc của chúng ta là không “bắt đúng bệnh, chỉ đổ xô đi cắt thuốc”, nhiều khi còn “từ chối chữa bệnh cho là mình khỏe”.Thế giới ngày nay quan trọng là nhận thức. Có quan niệm cứ cố gắng xây dựng kinh tế, giàu có lên là giải quyết được, nghĩ giàu có sẽ tử tế. Nhưng thấy rồi đó, giàu lên vẫn hư hỏng, không bền. Phải có cái đức, phải tử tế mới thật sự giàu có được.Từ nghiên cứu cá nhân, tôi thích văn học thời tiền chiến vì nó... “tử tế nhất”, phát triển tự nhiên, không bị áp lực định kiến. Tôi coi đó là bước vào “hiện đại hóa lần một”. Thị Mịch ra phố, thị cũng hư hỏng, rồi Xuân tóc đỏ, nhưng vẫn có lão Hạc...Với Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Thế Long... các nhân vật cho thấy con người vẫn giữ được sự đề kháng, vẫn có sự thiêng liêng tốt đẹp, không bao giờ cũ. Con người Việt Nam đầu thế kỷ 20 bước vào hiện đại hóa, biết cách bước đi cần thiết, vẫn giữ cốt cách, lòng tự trọng...Vậy chấn thương tâm lý của hôm nay, bước vào “hiện đại hóa lần hai”?- Theo tôi thì có hai loại chấn thương: thứ nhất là sau chiến tranh với các vấn đề hậu chiến, thứ hai là người tiểu nông tiếp xúc với xã hội hiện đại bằng các điểm yếu.Cái khó đầu tiên và khó nhất là hiểu biết vai trò của dân tộc trong thế giới hiện đại, làm thế nào để sống với môi trường và thế giới. Trong quá khứ chiến tranh khốc liệt ta quên đi, sống cô lập, nghĩ cái gì mình cũng làm được. Bây giờ dù kẻ thù như thế nào ta vẫn phải sống với cả thế giới.Khó tiếp đến là con người tiểu nông chưa biết thế nào là xã hội hiện đại, vẫn giữ thói tham lam hưởng thụ, khôn vặt, lóa mắt. Giờ có cả người “ghiền” ăn cắp không cưỡng nổi. Cũng phải kể đến cả những kiểu phát động phong trào, thi đua, khen thưởng danh hiệu phù phiếm, không thực chất, ảnh hưởng tới con người.Tổng thống Franklin D. Roosevelt từng kêu gọi con người phải phấn đấu có bốn quyền tự do cơ bản: “Tự do ngôn luận, thờ phụng đức tin, thoát khỏi bức bách nhu cầu vật chất và tự do thoát khỏi sự sợ hãi”. Không riêng gì chúng ta, con người còn mất tự do chưa thoát bức bách vật chất trong xã hội hiện đại, ở ta nhiều bi kịch xảy ra, đó cũng là một dạng chấn thương tâm lý.Trần Lâm Anh Cương LÀ QUẢ SẤU CHÍN ĐẸP...Sao anh dành tâm huyết để nghiên cứu cái xấu?- Có lần một vị giáo sư cũng hỏi tôi, người Việt Nam nhiều tính tốt, sao anh chọn viết toàn cái xấu? Tôi bảo trong câu hỏi ấy, mệnh đề trên ai cũng biết rồi. Viết văn không chỉ mình tôi. Tôi nói cái xấu trong tổng thể tính cách người Việt, lý giải nó trong chiều sâu lịch sử.Sau nữa, người viết văn như một cái cây. Tôi là cây sấu, quả nó dùng đánh giấm nước rau chua, không là cây cam, được không? Nhất là không là quả cam sâu. Tình nghĩa nhất của một con người là mang tất cả cái tốt đẹp của mình ra cho đời.Tôi chọn một thái độ vừa phải, không dạy khôn, mà trình bày những cái mình thấy, phát huy vốn liếng tôi có về văn học (trong bối cảnh văn học bây giờ chỉ có tiếp thị chứ không có phê bình). Tôi không coi ý kiến mình là mẫu mực mà là những gợi ý. Nhưng cũng chưa thấm gì đâu, mình tôi không đủ sức. Ta thiếu một đội ngũ.Một dạo anh gây sóng to gió lớn trong giới văn chương khi viết bài phê bình Nguyễn Khải và Tô Hoài. Hồi đó căng thẳng quá...- Tôi coi mình có hai ông thầy dạy nghề lớn nhất chính là Nguyễn Khải và Tô Hoài. Khi viết bài phê bình đó, tôi “vừa liều vừa sợ” nên đã gửi bài viết cho hai ông đọc trước. Có lúc tôi còn muốn họ ký vào đó.Rồi hai ông bảo sao?- Anh Khải thì thẳng thừng: “Không đọc. Không... dây (!)”. Còn Tô Hoài thì nhận bài rồi im lặng tới một năm, sau ông bảo: “Đăng được, Nhàn ạ”. Ông rất coi trọng cái thật, dù tổn hại đến mình. Rất hiện đại và đầy tinh thần nghệ thuật.Ta trở lại chủ đề chính, ngắn gọn nhất, mỗi người làm gì để hạn chế và sửa chữa những vết thương, những lối sống tiêu cực đang rất nhức nhối xã hội?- Nếu từ phía cá nhân, mỗi con người hãy biết suy nghĩ phân tích để sống mực thước biết điều. Như sách tôn giáo khuyên, không đòi hoàn cảnh thay đổi mà chủ quan phải thay đổi. Khái niệm tu thân, chuẩn hóa bản thân bị coi nhẹ đã lâu rồi...Xin cảm ơn anh. Điều anh nói đơn giản mà là một nhiệm vụ thật nặng nề đó nhỉ.■ Tags: Vương Trí NhànChấn thương tâm lýNghiên cứu cái xấuCon người tiểu nôngXã hội hiện đại
Tin tức sáng 26-11: Quốc hội xem xét thông qua Luật Thuế VAT; Ngành nào đang cần nhiều lao động? TUỔI TRẺ ONLINE 26/11/2024 Tin tức đáng chú ý: Quốc hội xem xét sửa Luật Thuế VAT; Số người thất nghiệp cả nước đang giảm nhưng ngành nghề nào cần nhiều lao động nhất?
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Ông Trump muốn 'kinh tế hóa' Ukraine LỤC MINH TUẤN 26/11/2024 Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang lần lượt tung ra nhiều phương án nhằm thăm dò phản ứng của tất cả các bên cho kế hoạch hòa bình Ukraine sắp tới.
Dự thảo thông tư quy chế tuyển sinh đại học: Nhiều trường kêu khó TRẦN HUỲNH 26/11/2024 Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non với nhiều điểm mới.