15/09/2017 11:50 GMT+7

Câu chuyện cổ phần hóa hãng phim - nhìn từ Serbia

ĐỨC TRẦN lược dịch
ĐỨC TRẦN lược dịch

TTO - Câu chuyện Avala Film Studios tuyên bố phá sản năm 2011 vì nợ công lên tới 111 triệu đồng RSD dường như chẳng khác gì tình cảnh éo le của Hãng phim truyện Việt Nam thời điểm hiện tại.

Câu chuyện cổ phần hóa hãng phim - nhìn từ Serbia - Ảnh 1.

Avala Film Studios

Tờ nhật báo nổi tiếng của Đông Nam Âu Balkan Insight từng nhận định rằng chính chiến lược sai lầm đã dẫn tới cái chết thảm cho Avala Film Studios - nơi từng sở hữu hàng trăm phim truyện, tài liệu kể từ ngày thành lập năm 1946.

Thời vang bóng đã xa

50 năm trước, Avala Film là hãng phim hiếm hoi của Serbia. Tính đến 2004, có tới hơn 1.000 nhà sản xuất nội địa lẫn hải ngoại hoạt động tại Avala Film.

Vào thời đỉnh cao khoảng những năm 60 đến 80, Avala Film là "cha đẻ" của những tác phẩm lừng danh như Around the World in 80 Days hay Toms Cabin...

Tuy nhiên đến đầu thập niên 90, hãng phim gặp trở ngại với chính quyền khiến thị trường nội địa của Avala Film thu hẹp lại, thậm chí tài nguyên làm phim trong nước cũng hạn chế, bị làm khó dễ. 

Theo cựu giám đốc hãng là Ranko Petric cho hay chính việc tư nhân hóa đã giết Avala Film dần dần: hết 51% cổ phẩn của công ty Jugoexsport đã thua lỗ dẫn tới bế tắc cục bộ.

Ranko Petric cũng tiết lộ rằng đáng lẽ ra chuyện tư nhân hóa Avala Film phải được thực hiện theo đúng quy trình và đơn vị tiếp quản hãng phim sẽ phải duy trì hoạt động thay vì chỉ làm ra được một vài phim. 

Thế nhưng thực tế là tình hình chung ngành công nghiệp điện ảnh ở Serbia bấy giờ gặp bế tắc diện rộng.

Belgrade Film - một đơn vị sản xuất phim khác, sau khi được bán với giá 9,1 triệu EUR thì chỉ còn một rạp phim duy nhất hoạt động. 

Những rạp chiếu bóng khác bị xóa sổ để phục vụ cho "giá trị bất động sản" của chính nó. Bản thân Ranko Petric từng lo ngại bởi phòng thu của Avala Film sát bìa rừng, rộng gần 400.000 m2 dễ dàng hấp dẫn các chủ đầu tư khác.

Năm 2013, sau lời hứa hẹn "hồi sinh" của chính phủ Serbia, Avala Film đành đoạn bán toàn bộ "di sản" của hãng phim để trả nợ!

Trước khi lụi tàn, Avala Film đã kiên trì kết nối với các hãng phim lớn khác như Dreamworks và Coppola nhưng sau vài lần đàm phán không thành công, kết cục vẫn một mình Avala Film gồng gánh con số 10 triệu USD để vực dậy trang thiết bị làm phim đã lỗi thời, hết hạn sử dụng!

Câu chuyện cổ phần hóa hãng phim - nhìn từ Serbia - Ảnh 2.

Phim The Forest được quay ở Serbia

Nỗ lực cải thiện công nghiệp điện ảnh từ chính phủ

Cái chết của Avala Film nằm ở thời thế, sự thay đổi và bào mòn nhân lực, công nghệ. Theo Ana Ilic, Giám đốc Điều hành Phim ảnh Serbia và Cố vấn cao cấp của Dự án USAID: "hiện đại hóa và nâng cấp sẽ chứng minh thêm rằng Serbia có cơ sở hạ tầng mở rộng để hỗ trợ sản xuất phim và truyền hình".

Một trong những ưu điểm giúp Serbia hấp dẫn các nhà đầu tư hải ngoại chính là chi phí nhân công thấp, có thể giúp giảm thiểu tới 50% kinh phí làm phim. 

Ủy ban Phim Serbia thành lập năm 2009 có hẳn trang web riêng để kêu gọi vốn đầu tư, và theo Ana Ilic tiết lộ thì đã có một số nhà sản xuất độc lập và hãng phim xem xét đến Serbia làm các dự án.

Pierro Amati - chủ hãng phim Film87 từng mang diễn viên nòng cốt và lực lượng kỹ thuật tinh nhuệ từ Ý sang Serbia hợp tác làm phim. 

Pierro chia sẻ thêm lý do khiến Serbia thu hút vì "nó có giá rẻ hơn các quốc gia có như Hungary, Romania, Bulgaria và Croatia... xung quanh Serbia". 

Theo đó, Hungary miễn thuế cho các nhà sản xuất nước ngoài, mở rộng để thu hút các bộ phim quốc tế và sản phẩm truyền hình bước vào...

Năm 2011, diễn viên kiêm đạo diễn Ralph Fiennes quyết định chọn Serbia làm bối cảnh chính cho phim đầu tay Coriolanus khá thành công về mặt nghệ thuật, từng được công chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Berlin.

Năm 2016, ê-kip phim The Forest bị chính phủ Nhật "hắt hủi" khiến họ quay sang tìm kiếm "viện trợ" từ Serbia và cuối cùng đã có được bối cảnh quay phim ưng ý. 

Doanh thu 37 triệu USD có được là nhờ kinh phí làm phim khá rẻ, chỉ 10 triệu USD của The Forest.

Đối thoại giữa các chuyên gia trong ngành và chính phủ đã dẫn tới một đề xuất chiến lược mới. Theo Ilic, thay vì chương trình khuyến khích về thuế, Ủy ban Điện ảnh Serbia (SFC) đề xuất "giảm 15-20% chi phí trực tiếp ở Serbia cho các dự án làm phim bên ngoài " bù qua đắp lại vẫn có lợi cho nền kinh tế Serbia.

Mặc dù có vài thành công nhất định, song cần phải có sự hỗ trợ về thể chế lớn hơn để Serbia trở thành điểm làm phim hay ho trong mắt bạn bè quốc tế. Việc tái phát triển ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng sẽ kéo dài vài năm.

Những đạo diễn Serbia được vinh danh thế giới suốt những năm 2000 như Emir Kusturica, Srđan Dragojević… cho thấy nếu đi đúng hướng, thủ đô Belgrade dễ dàng trở thành trung tâm điện ảnh mới của thế giới

ĐỨC TRẦN lược dịch
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên