Kỳ 1: Kỳ 2: Kỳ 3: Kỳ 4:
Phóng to |
Chế biến chè trong Nhà máy chè Cầu Đất xưa - Ảnh tư liệu |
Nhưng theo số liệu năm 2002, mỗi người dân VN chỉ dùng 0,25kg trà, chưa bằng bình quân đầu người trên toàn thế giới là 0,5kg. 90% chè Việt được xuất khẩu dưới dạng thô, giá chè xuất khẩu của VN chỉ bằng một nửa giá chè thế giới. Nếu ngành chè ở phía Bắc phát triển với những thương hiệu lớn thì ngược vào Nam, “thủ phủ chè” xa xưa của Nam bộ lại thuộc cao nguyên B’Lao, nơi mà từ thời Pháp thuộc những đồn điền chè đã bắt đầu phát triển. Nay nó như thế nào?
Hoài niệm Cầu Đất
Chúng tôi về thăm Nhà máy chè Cầu Đất (Xuân Trường, TP Đà Lạt) - được xác lập kỷ lục là “nhà máy trà xưa nhất VN còn hoạt động”. Tại đây, một dự án phát triển du lịch văn hóa, sinh thái trong vườn chè cổ hơn 80 năm tuổi đang được phục dựng để mọi người có thể tìm hiểu “nguồn cội chè” của vùng đất phương Nam.
Bên bộ máy chế biến chè ngày xưa nay không còn hoạt động, phó giám đốc Nhà máy chè Cầu Đất cho biết: “Bây giờ chúng tôi ngừng sản xuất chè đen, thế mạnh của nhà máy là trồng và sản xuất chè Ô Long vì thị trường rất chuộng”.
Trong ngôi nhà trên con dốc dẫn vào Nhà máy chế biến chè Cầu Đất, bà Nguyễn Thị Nà, 77 tuổi, khoe những bức ảnh ố vàng chụp nhà máy xưa. Trên tường, bức ảnh một đồi chè mênh mông trong sương sớm được phóng to treo trịnh trọng. Ấy là những kỷ niệm còn lại sau hơn 40 năm bà làm công nhân Nhà máy chè Cầu Đất. 19 tuổi, bà Nà đã theo cha vào nhà máy làm công nhân chế biến chè. Bà nhắc nhớ kỷ niệm ấy với tất cả sự trân trọng, thế nên tôi lấy làm ngạc nhiên khi thứ trà mà bà Nà mang pha mời khách từ xa tới là loại trà Ô Long của một công ty Đài Loan khác. Câu hỏi của tôi lại mở ra một trời tâm sự...
Bà Nà kể: “Ngày ấy Cầu Đất còn thuộc sự quản lý của người Pháp, tất cả mọi việc, từ trồng chè, chế biến chè đều phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình. Máy vò chè, máy sao chè sau khi làm xong đều được tẩy rửa sáng bóng, sạch sẽ. Chúng tôi vào ca làm không được xức dầu gió, không được mang thức ăn có mùi nặng như nước mắm vào xưởng, sợ sẽ làm át mất mùi trà. Giờ lên thăm nhà máy, tôi thấy quy trình sản xuất đổi khác hoàn toàn, máy móc hiện đại nhưng tôi thấy sao mọi thứ thật bề bộn so với thời chúng tôi làm. Loại chè ngày xưa công ty làm vừa sạch vừa ngon, giờ không còn nữa!”.
Phóng to |
Mỗi tối, bếp nhà anh Quyền, chị Luyến lại đỏ lửa để sao chế chè - Ảnh: Tâm Lụa |
Mấy ai còn nhớ
Ông Trần Văn Nghĩa, ở thôn 1, xã Lộc An, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng, tự hào khoe: “Nhà tôi chỉ có 2 sào đất trồng chè thôi, nhưng được một công ty của Đài Loan đầu tư từ A đến Z: nào là giống, phân bón, thuốc trừ sâu, cách chăm sóc... đều tuân thủ theo công nghệ của họ. Đến mùa, giá cả thị trường như thế nào thì họ mua bằng như thế chứ nhất định không ép giá người trồng chè. Nhiều hộ gia đình nhất định không chịu hợp tác với các công ty này, đến mùa bán cho các thương lái bên ngoài đều bị ép giá rất cực nhọc”.
Rồi như nghiệm ra điều gì đó, ông Nghĩa trầm ngâm: “Loại chè chúng tôi trồng là giống chè Ô Long của Đài Loan. Ở đây đa số bà con đều trồng loại chè này cả. Cũng có một số nhà máy của nước ngoài về mua lại đất của bà con làm nông trường chè bạt ngàn, bà con thấy bán đất có lợi, trồng chè lại cực nên rủ nhau bán đất. Cuối cùng lại đi làm thuê trên chính đất đai và quê hương mình. Nghe nói các loại chè sản xuất ở đây được đóng gói, xuất khẩu ra tận nước ngoài. Bây giờ đặc sản chè Việt đâu không thấy, chứ nhắc chè Ô Long - Đài Loan thì ai cũng biết cả. Được đầu tư, năng suất cao, lại có đầu ra thì tội gì không trồng”.
Rời khỏi những con dốc quanh co, những đồi chè bát ngát trong mây chiều, tôi tự hỏi cái mộng tìm lại hương trà xưa của bà Nà bao giờ mới trở thành hiện thực?
Nỗi lòng chè Thái Nguyên Sau một ngày gù lưng hái chè trên nương, vợ chồng anh Quyền, chị Luyến (xóm Bình Định 1, xã Bình Sơn, thị xã Sông Công, Thái Nguyên) trở về nhà để chế biến chè. Chè hái về được anh chị rải đều trong góc bếp cho ráo nước, ráo sương. “Chè hái về phải sao chế liền, nếu để quá lâu thì khi chế biến sẽ mất đi hương vị. Thứ chè hái về đều giống nhau là một tôm hai lá (một đọt, hai lá) mới đúng tiêu chuẩn. Người làm chè sành sỏi phải là người biết đốt củi và điều chỉnh độ nóng vừa phải để khi sao chè, lá chè không bị quá khô, không quá ướt”- anh Quyền vừa nói vừa thoăn thoắt cho từng đợt chè vào máy sao. Sau khi sao khô lại cho chè vào máy vò để giúp chè cuộn tròn. Cứ bốn mẻ chè tươi (khoảng 8kg) sau khi sao thì được một mẻ chè vò. Sau khi vò chè lại tiếp tục bỏ chè vào máy sao khô. Sau lần sao này, chè đã cuốn lại thành từng búp, bắt đầu thành phẩm. Chị Luyến đổ chè ra trên chiếc bao, rồi tỉ mẩn nhặt từng cánh vàng, là loại chè không cuốn được bỏ ra ngoài. Sau khi nhặt lá vàng lại bỏ chè vào máy sao lần cuối để lên hương cho chè. Hơn 12g đêm họ mới chế biến hết số chè tươi. Sáng mai, đường làng í ới tiếng người dân gọi nhau đi bán chè. Khu chợ được lập ngay giữa ngã ba đường làng, gia đình nào cũng có ít nhất dăm cân chè khô mang ra bán. Các thương lái kì kèo trả giá để mua được mớ chè ngon với giá rẻ nhất. Chị Luyến bán 7 cân chè khô được 700.000 đồng. Cầm mấy trăm ngàn đồng trên tay, mặt chị buồn rượi: “Không đủ chi phí phân bón và thuê người hái. Làm chè khô cũng không lời hơn bán chè tươi là bao, lại cực nhọc trăm bề, nhưng không làm thì buồn chân buồn tay”. |
-----------------------------------------------------
Từ ngàn xưa, người Việt đã quen với phong tục uống chén chè tươi hái từ những rừng chè xanh um trên núi cao ngút ngàn. Qua bao biến đổi không gian, thời gian, văn hóa trà Việt đã tạo nên những phong cách đặc thù của riêng mình...
Kỳ tới: “Đạo” trong trà Việt
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận