29/05/2010 02:24 GMT+7

Cơn bão Katrina: Cứu ai? Bỏ ai? - Kỳ cuối: Thông điệp tương lai

KHỔNG LOAN
KHỔNG LOAN

TT - Tháng 3-2007, những thành viên trong ban bồi thẩm xem xét số phận của bác sĩ Pou đã tuyên thệ. Mùa xuân đó, họ bắt đầu gặp nhau mỗi tuần một lần tại địa điểm bí mật.

PnOM6hBb.jpgPhóng to

Bác sĩ Frank Minyard ngày 6-8-2009 tại phòng làm việc ở New Orleans. Ông đã trải qua nhiều cảm xúc khi dẫn đầu nhóm điều tra - Ảnh: NYT

Công luận phân vân

Những ngày ấy, bất kỳ thẩm phán nào đã bật radio hay tivi, hoặc mở báo The Times - Picayune (của New Orleans), hoặc lướt web sẽ nghe tiếng trống biểu trưng cho sự ủng hộ của cộng đồng với bà. Gần như mỗi ngày, người dẫn chương trình trò chuyện nổi tiếng nhất trên radio tại New Orleans, Garland Robinette, lại cất giọng trầm của mình trên chương trình “Think Tank” của truyền hình WWL, tỏ vẻ giận dữ về “những điều đang xảy ra với ba người này khi cố gắng cứu những mạng sống khác”. Vào 17-7-2007, một đợt tuần hành ủng hộ để đánh dấu sự kiện lần đầu tiên câu chuyện bác sĩ Pou bị bắt trở thành chủ đề hàng đầu trong chương trình của Robinette và nhiều bản tin địa phương khác.

Hàng trăm người tụ tập tại công viên thành phố. Các loa phát thẳng ý kiến của mình nhắm trực tiếp vào bồi thẩm đoàn, cảnh báo rằng các chuyên gia y tế, những người vốn đã bị ảnh hưởng lớn bởi Katrina, sẽ chạy biến khỏi Louisiana lũ lượt nếu có chuyện một bác sĩ đã bị truy tố sau khi phục vụ trong thảm họa.

Trong tuần diễn ra biểu tình, các thành viên hội thẩm dừng nghe bằng chứng. Văn phòng luật sư quận đã chuẩn bị bản án mười tội chống lại bác sĩ Pou cho bồi thẩm đoàn xem xét. Một tội là giết người cấp độ 2 trong trường hợp của bệnh nhân Emmett Everett và chín tội về âm mưu thấp hơn nhằm thực hiện giết người cấp độ 2, mỗi tội là một bệnh nhân trên tầng 7 của LifeCare.

Trợ lý công tố viên Michael Morales, người nhận được rất nhiều thư chỉ trích mỗi ngày vì đã cố tình kết tội bác sĩ Pou, nói với tôi là ông và công tố viên Eddie Jordan của Orleans đã không thật sự “hào hứng” trong trường hợp luận tội này. Ông nói vụ án của bác sĩ Pou không giống như vụ hình sự cáo buộc tội giết người bình thường.

Phán xét

Phiên điều trần của bồi thẩm đoàn diễn ra trong bí mật khiến rất khó biết chính xác những thông tin các thành viên hội thẩm nghe được. Minyard nói với tôi cuối cùng ông quyết định bốn trong số chín người chết trên tầng 7 đã bị giết, trong đó có cả Emmett Everett và Rose Savoie. Cho đến nay, ông đã không bao giờ tiết lộ công khai kết luận trên. Ông cũng nói về bác sĩ Pou:’’Tôi có một niềm tin mạnh mẽ rằng bà ấy đã không lên kế hoạch để giết bất cứ ai, nhưng mọi việc lại cho thấy có vẻ như bà đã làm điều đó”.

Bồi thẩm đoàn đã lắng nghe Minyard chứ không phải bất kỳ chuyên gia pháp y của ông, cũng như không phải từ thành viên hai gia đình ở trên lầu của Trung tâm LifeCare trong hầu hết thời điểm khó khăn, cũng không phải nhân viên điều tra của Sở Tư pháp đã làm việc với trường hợp này trong một năm và đã giúp thu thập 50.000 trang chứng cứ.

Chỉ có hai trong số các nhân chứng chính tại Trung tâm LifeCare được đưa đến trước khi bồi thẩm đoàn bước vào phần cuối của quá trình xét xử. Bodu và Landry, những người bắt buộc phải làm chứng sau khi công tố viên đã quyết định không truy tố họ, đã công khai tỏ ra ủng hộ bác sĩ Pou.

Ngày 24-7-2007, các hội thẩm viên đến khu vực E của Tòa án hình sự Orleans, tòa nhà nơi mà Minyard đã trú ẩn khi bão Katrina đổ bộ. Thẩm phán Calvin Johnson đọc to các bản cáo trạng mười tội danh. Tuy nhiên, bồi thẩm đoàn đã không truy tố bác sĩ Pou với bất kỳ tội danh nào.

Các cuộc tranh luận giữa các chuyên gia y tế về cách xử lý trong thiên tai được đẩy mạnh hơn, và bác sĩ Pou cùng câu chuyện của bà ở Trung tâm Memorial thường được đem ra bàn luận. Tại một cuộc họp với giám đốc điều hành bệnh viện và những nhà hoạch định thiên tai quốc gia một vài tháng trước ở Chicago, bác sĩ Pou đã tham gia nhóm hội thảo “các vấn đề luân lý và đạo đức”, bàn về những tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe có thể bị thay đổi trong điều kiện thảm họa.

Trước khi bắt đầu phát biểu phần quan trọng, bác sĩ Pou chiếu lên màn hình các bức ảnh bà bị bắt và lập luận rằng: cần bảo vệ nhân viên y tế khỏi trách nhiệm dân sự và hình sự khi làm việc trong điều kiện thiên tai.

Nhà báo Sheri Fink là bác sĩ và tiến sĩ y khoa, với nhiều kinh nghiệm làm việc trong các tổ chức cứu trợ nhân đạo quốc tế, các cơ quan chăm sóc y tế cộng đồng của Chính phủ Mỹ, các trung tâm nhân quyền... đã đặt lên bàn vấn đề đang gây tranh cãi trong xã hội Mỹ. Khi thảm họa xảy đến, các nhân viên y tế phải thực hiện sứ mệnh của họ như thế nào khi tài nguyên nhân lực, vật lực đều thiếu thốn.

Trong khi báo chí Mỹ ca ngợi nỗ lực của các nhân viên, lực lượng cứu hộ sau Katrina, Sheri Fink đã nhìn theo một cách khác. Trong khi dư luận tỏ ra phẫn nộ khi các bác sĩ mà họ yêu quý bị bắt và bị điều tra vì tội giết người, Sheri Fink đã đi tìm câu trả lời “Vì sao lại như vậy? Chuyện gì đã xảy ra?”.

Ngoài giải Pulitzer danh giá cho thể loại báo chí điều tra, loạt bài “Những sự lựa chọn chết người ở Trung tâm y khoa Memorial” còn đoạt giải “Tác phẩm xuất sắc khi đưa sự kiện mang tính chấn thương” năm 2010 của Trung tâm Báo chí và chấn thương Dart thuộc Đại học Báo chí Colombia. Hội đồng giám khảo đã mô tả tác phẩm có sức “ám ảnh khủng khiếp“ và “vừa toàn diện vừa kiềm chế”. Câu chuyện của Sheri Fink thể hiện kiến thức sâu sắc của tác giả, sự bền bỉ đi đến cùng sự việc, quyết tâm kể câu chuyện ở mọi khía cạnh, và mọi tầng lớp.

Bài viết đã có tác động tức thì tới các nhà làm luật. Sau khi đăng tải, Viện Y tế - cơ quan cung cấp thông tin và tư vấn liên quan tới chính sách khoa học và y tế của Mỹ - đang soạn thảo các hướng dẫn về cách đối phó với tình trạng thiếu các thiết bị cứu người trong trường hợp cấp cứu diện rộng. Họ đã đưa ra những gợi ý, đề xuất và xác nhận có ảnh hưởng từ bài báo.

Bruce Shapiro, giám đốc điều hành của Trung tâm Dart, hỏi Sheri Fink: “Làm thế nào chị có được sự tin tưởng của các bác sĩ, nhân viên y tế đang chịu tiếng là “vô đạo đức”, và là “thủ phạm của những vụ giết người” nói chuyện với chị?”. Sheri Fink nói: “Rất ít người muốn trở thành ác quỷ vì việc làm của mình. Nói chung, người ta đều tin vào mục đích của việc mình đã làm”.

------------------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Kỳ 1:Kỳ 2: Kỳ 3: Kỳ 4: Kỳ 5:Kỳ 6: Kỳ 7: Kỳ 8: Kỳ 9:

------------------------------------------------

Đón đọc số tới:Trái tim bất tử

Tháng 6-1963, ngọn lửa “vị pháp thiêu thân” của bồ tát Thích Quảng Đức đã thổi bùng nhân tâm, soi sáng thêm con đường đi đến hòa bình và công lý cho Việt Nam. Câu chuyện “trái tim bất tử” với những chứng nhân từ nhiều phía...

KHỔNG LOAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên