03/02/2023 08:16 GMT+7

Cội nguồn

Trên con dốc đi xuống nhà ga Esneux, một anh thợ đang xây nhà ven đường, người gốc Á hỏi mình: Em ơi, em người Việt Nam hả? Anh người nước nào? Thái Lan hay Philippines? Không, anh cũng là người Việt Nam.

Cội nguồn - Ảnh 1.

Thân nhân đón Việt kiều về quê ăn Tết tại sân bay Tân Sơn Nhất(TP.HCM) sáng 10-1 - Ảnh: T.T.D.

Em đến từ đâu? Sài Gòn? Hồi đó em học ở Sài Gòn. Anh sinh ra ở Sài Gòn nhưng theo cha mẹ qua đây khi còn bé. Em qua đây lâu chưa? Rồi đi học hay đi làm? Nói thêm vài câu rồi chào từ biệt. Một cuộc hội thoại ngắn ngủi với người đồng hương hoàn toàn xa lạ.

Một lần khác, đang lúi cúi làm giấy tờ trong văn phòng (một cơ quan nhà nước), anh bảo vệ đứng ngay cửa ra vào gần đấy hỏi nhỏ: 

Hey, chị người Việt Nam hả? (Bịt mặt kỹ càng vì corona vậy mà vẫn có người nhận ra) Anh này dáng vạm vỡ to con khẩu trang cũng bịt kín mít. Dạ vâng. Ba em người Việt Nam. 

À, vậy hả? Em sinh ra bên đây. Em sống ở Liège luôn hả? (Liège là một thành phố lớn vùng nói tiếng Pháp, nằm ở miền Đông nước Bỉ) Vâng. Và vợ của em cũng người Việt Nam. Lại một cuộc trò chuyện với một người "nửa đồng hương" không quen biết.

Và thêm vài lần gặp mặt tương tự...

Vì chiến sự, vì thời cuộc hay vì một lý do gì đấy, bạn sống trên một đất nước khác, bạn ghét bỏ quê hương mình, bạn hắt hủi dân tộc mình. Bạn xé tấm hộ chiếu, bạn tước bỏ quốc tịch. Nhưng khi bạn nhìn chính mình trong gương, tóc bạn vẫn đen, đôi mắt dài của bạn vẫn màu nâu chứ không phải màu xanh. 

Bạn cào cấu da thịt mình nhưng vẫn không thể thay đổi được màu da vàng, màu da tiêu biểu của người châu Á, hiển hiện nói lên điều mà bạn muốn che giấu - nguồn gốc của bạn.

Còn nếu như bạn đã sống được một phần ba đời người trên quê hương mình. Bạn lại đi tha phương lập nghiệp ở một đất nước xa xôi khác, xa hàng vạn dặm. Vào những dịp lễ quan trọng, bạn thiệt nhớ về quê của mình. 

Bạn nhớ tiếng ca vọng cổ phát ra từ chiếc radio nhà hàng xóm, bạn nhớ tới tiếng gà gáy buổi sớm mai, bạn mơ màng về những chiếc nón lá lúp xúp và những quang gánh trên con đường tấp nập, tiếng lanh canh lóc cóc của những người thu mua phế liệu trong các hẻm nhỏ, tiếng rao trong sự vắng lặng của phố xá về đêm, bạn muốn nếm trải thêm lần nữa hương vị Tết của ngày xưa khi người ta sống từng giây phút háo hức chờ đợi Tết đến dung dị và thanh đạm.

Và cũng có những người phải rời xa quê hương khi còn tấm bé hay được sinh ra ở một đất nước khác, không có nhiều cơ hội quay về chốn cũ nhưng ý niệm về nguồn gốc hay tổ tiên của họ chắc vẫn luôn hiện hữu. 

Những ý niệm ấy luôn là một trong những điều họ kiếm tìm, một trong những điều họ mơ về, vừa huyền bí và xa xôi lại vừa thân thương và gần gụi. Một mùa xuân nữa về trên quê hương. Mong một mùa xuân hạnh phúc, bình an và hy vọng...

Cội nguồn - Ảnh 2.

Cảm ơn hơn 480 bạn đã gửi bài Về nhà

Cuộc thi viết "Về nhà" là nơi để bạn đọc chia sẻ những cuộc trở về nhà - trở về gia đình yêu dấu của mình trong mùa xuân với những cuộc đoàn tụ đong đầy cảm xúc, để rồi từ đó ở lại hay ra đi rồi cũng hướng tới sống tốt hơn, chăm chút hơn cho gia đình và xã hội.

Cuộc thi dành cho mọi bạn đọc trong và ngoài nước. Bài viết không quá 1.200 chữ, ưu tiên kèm ảnh hoặc video giới hạn 5 phút... và gửi về địa chỉ email [email protected].

Giải thưởng: 1 giải nhất - 20 triệu đồng, 1 giải nhì - 15 triệu đồng, 1 giải ba - 10 triệu đồng, 10 giải khuyến khích - 5 triệu đồng/giải.

Tính đến ngày 3-2, cuộc thi đã nhận được hơn 480 bài dự thi. Hạn chót nhận bài: ngày 1-3.

BAN TỔ CHỨC

Yêu thương ngày cũ vẫn còn đâu đâyYêu thương ngày cũ vẫn còn đâu đây

Ba mẹ tôi đông con cháu mà giờ tứ tán khắp nơi. Đứa mải lo cơm áo, người theo nghiệp sách đèn; đứa cuốn theo áo cơm trôi tận Đà Nẵng, Sài Gòn, người bạc màu áo với ruộng vườn chốn quê.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên