Tuy nhiên tình trạng “ăn da” hiếm gặp sau vết cắn của nhện châu Âu và Bắc Mỹ được cho là kết quả của nhiễm trùng thứ cấp, do nạn nhân gãi và vân vê vết cắn bằng ngón tay, khiến bị nhiễm khuẩn. Nghiên cứu mới cho thấy nhện không chỉ mang vi khuẩn có hại, mà những vi khuẩn đó có thể được truyền sang vật/người khi nhện dùng nanh để cắn.
Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí quốc tế Scientific Reports, xác nhận một lý thuyết đã được tranh luận giữa các chuyên gia về nhện, đồng thời giải thích một loạt các triệu chứng mà nạn nhân bị nhện góa phụ xâm lấn ở Ireland và Anh cắn thập kỷ trước.
Hơn nữa, nhiều loài nhện đã được chứng minh là có nọc độc, có hoạt tính kháng khuẩn, và người ta thường tranh cãi về việc liệu nọc độc có thể vô hiệu hóa vi khuẩn tại vết cắn hay không. Nhưng điều này cũng đã chứng minh, ít nhất là đối với nhện góa phụ, nọc độc không ức chế vi khuẩn.
Tiến sĩ John Dunbar, Nhà động vật học tại Phòng thí nghiệm Hệ thống Nọc độc của Viện Ryan ở NUI Galway, Ireland cho biết: “Khoảng 10 loài nhện phổ biến ở Tây Bắc Châu Âu có những chiếc răng nanh đủ mạnh để đâm vào da người, và tiêm nọc độc vào cơ thể. Nhưng chỉ có một trong số chúng, loại nhện góa phụ, được coi là gây nhiễm trùng kéo dài. Hầu hết thời gian, vết cắn của nhện sẽ khiến bạn bị đỏ và đau".
“Sự gia tăng ồ ạt của quần thể nhện góa phụ dày đặc xung quanh các khu vực đô thị trên khắp Ireland và Anh là đáng lo ngại. Đa phần các vết cắn có triệu chứng nặng nề, bị nhiễm trùng, và trong một số trường hợp, thậm chí khó điều trị bằng kháng sinh”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận