TT - Cuối tháng 8-2009, con gái anh Trường phải nhập bệnh viện nhi, khoa ung bướu vì bệnh tiểu cầu cấp. Những ngày đầu nhập viện, bé phải thường xuyên xét nghiệm máu. Nhân đọc bài “Câu hỏi của một bác sĩ” trên TTCT số ra ngày 17-9. Phóng to Y tá Nguyễn Thị Phương Chi, làm việc tại khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi trung ương -Trần Thanh Hưng Hôm ấy, vốn đã yếu mệt lại vừa trải qua thủ thuật chọc tủy nên cháu rất khó chịu, vùng vằng kêu khóc, khó thể tiếp cận. Cô y tá tên Chi - với gương mặt lạnh lùng - đã không khó chịu cũng chẳng mất kiên nhẫn. Ngược lại, cô bình tĩnh hỏi han cháu bé để giải tỏa tâm lý căng thẳng. Cô nhỏ nhẹ dụ cháu: “Con hát cho cô nghe đi”. Cháu tỏ ra bướng bỉnh, từ chối không hát thì cô nói, vẫn rất bình thản: “Thế thì cô Chi sẽ hát cho Cẩm Anh nghe nhé!”. Và cô vừa lấy máu vừa khe khẽ hát. Cháu bé thôi không kêu khóc, im lặng nghe và chịu đựng việc lấy máu mà cháu rất sợ... Cách cư xử linh hoạt, điềm tĩnh và chuyên nghiệp của cô đã gây ấn tượng mạnh cho bố mẹ cháu. Quan sát thái độ của y tá Chi với những bệnh nhi khác trong những ngày con nằm viện, anh Trường, bố Cẩm Anh, đã hì hục viết một lá thư rất dài cho... bộ trưởng Bộ Y tế, bày tỏ sự biết ơn của mình. Y tá là phải thế! Trước khi gửi lá thư, anh chuyển tôi “duyệt” câu chữ cho cẩn thận. Anh viết cho bộ trưởng Bộ Y tế mà! Anh hồi hộp và e ngại vì ai cũng can: “Vớ vẩn, bộ trưởng bận lắm, thư có gửi đến cũng vứt xó thôi. Chuyện chả có gì lạ, chả có gì cấp bách đáng để tâm!”. Cuối cùng, lời “bàn ra” đã thắng. Lá thư viết bằng bàn phím vĩnh viễn nằm lại trong máy tính của anh. Và cả của tôi. Nhưng sự chân thành khẩn khoản của lời thư khiến tôi tò mò, quyết tâm tìm gặp bằng được nhân vật chính mà lá thư miêu tả - y tá Nguyễn Thị Phương Chi, sinh năm 1982, làm việc tại khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi trung ương từ năm 2006. Đúng như anh Trường nói, Chi, cô gái cao gầy, gương mặt nghiêm túc, cái nhìn trực diện, thẳng thắn và có vẻ không cởi mở, thậm chí lạnh lùng! Trong bệnh viện, Chi gần như không để lộ cảm xúc trước một... rừng bệnh nhân đang chờ đợi. Vậy mà anh Trường đã hết lời ca ngợi cô. Anh nói: “Bệnh nhân đông như thế, các cô không thể dành quá nhiều thời gian cho từng người được, nhưng cô Chi luôn hỏi một câu thôi đã khiến phụ huynh ấm lòng mà trẻ con thì được trấn tĩnh. Không cáu bẳn, cũng không quá nựng nịu. Chi rất bình tĩnh, động tác chuẩn xác, không quên chu đáo dặn dò người nhà tất cả thông tin cần thiết liên quan việc chăm sóc bệnh nhi. Tôi cho rằng đó là một thái độ trân trọng nghề và cách làm việc chuyên nghiệp”. Cứ giúp được ai là cô luôn hết lòng, không kể thân sơ. Tôi nghe được nhiều lời cảm kích từ phía phụ huynh. Tôi đặc biệt nhớ anh Long ở tận Hà Giang đưa con về khám, lo lắng vì chẳng quen biết ai, con thì yếu ớt, bé bỏng. Anh kể về mấy lần cấp cứu cho bé nhà anh (mới hơn 1 tuổi) đi từ sáng sớm tinh mơ, xuống đến nơi mà không có cô Chi ái ngại cho trường hợp của cháu và giúp hẹn trước với bác sĩ thì chắc vợ chồng anh không biết xoay xở thế nào. Mà nào có quen biết thân thuộc gì cho cam! Tôi hiểu rằng vẻ lạnh lùng hóa ra chính là phương cách cô chọn để đối mặt với những căng thẳng bức xúc hằng ngày mà chỉ người trong ngành mới tường tận. Hình như Chi tận tâm vì “y tá là phải thế” chứ không vì bất kỳ điều gì khác. Những chuyện “rưng rưng” Thời gian hơn năm năm làm việc ở đây, theo như Chi kể, chuyện vui thì ít, chuyện khiến cô “rưng rưng” thì nhiều. Đó là hôm cô kiên nhẫn ngồi nghe chuyện của đôi vợ chồng ở Thái Bình đã đứng tuổi mới có được mụn con, cháu bé đến 5 tháng tuổi đột ngột rơi vào hôn mê sâu không rõ lý do. Đó là những buổi cô tiếp xúc với các bé ở khoa ung bướu trong thời gian học tập tại đó. Đó là cảnh ngộ đáng thương của những đứa trẻ còn ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì xảy ra với mình, vẻ thảng thốt rồi cuối cùng là cam chịu của bố mẹ trước thông tin về diễn biến xấu của bệnh tình các em... Rất nhiều chuyện cô đã lặng lẽ chứng kiến, đã khóc cười cùng bệnh nhân. Thực tế có rất nhiều trường hợp oái oăm khác: cha mẹ vì lo cho con mà mất kiên nhẫn, bực bội, kêu ca; người thì cậy người quen đòi chen hàng; người cho là bác sĩ, y tá không nhiệt tình nên có những lời lẽ không hay, thậm chí thô tục; người ngay từ lúc vào viện đã thiếu thiện ý, tìm mọi cách dấm dúi phong bì, sống sượng nhét tiền vào túi y tá rồi lại tự cho mình được quyền sỉ vả, hạ nhục y bác sĩ sau khi con cái họ đã ra viện... Chi kể gặp những trường hợp như thế, có hôm cô phải đi vào phòng trong ngồi mấy phút, thở sâu để lấy lại bình tĩnh. Chi tâm sự: “Nếu không làm trong ngành, chưa chắc mọi người đã hiểu hết những éo le của nghề này. Có những lời trách cứ của xã hội đối với ngành y là đúng, không sai, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều lời chụp mũ và không chính xác...”. Chi nhớ mãi lần một phụ huynh đưa con đến khám. Bác sĩ chỉ định cho chụp phim mà ông ta lại đưa con về nhà ngủ. Chiều đến thì làm ầm lên, chửi bới, nói y tá không tận tâm... Lại có nhiều lúc hơi một tí là bị mắng phủ đầu, dọa đưa lên báo, bới móc cạnh khóe đủ cả! Những lời lăng mạ vô lý kiểu như thế không hiếm trong cuộc đời của một y tá. Bệnh nhân đông, công việc của những bác sĩ đã nặng, việc của các y tá cũng chẳng nhẹ nhàng gì. Hằng ngày, Chi quay cuồng với những kim tiêm, ống truyền dịch, thuốc thang và trăm thứ việc không tên khác. Việc của Chi là việc của tay, của chân, của mắt, của tai - tất cả phải hoạt động hết công suất để thao tác thật chuẩn và thật nhanh. Nhưng hơn thế, còn là việc của trái tim! Tim phải thật khỏe để chịu đựng được hết thảy những điều trông thấy. “Tôi cảm thấy rất vui mừng và cảm kích, nhất là trong thời buổi hiện nay, khi mà mỗi ngày giở tờ báo ra thấy nhan nhản những tin mệt mỏi và đáng buồn về sự tắc trách của những con người ở mọi ngành nghề, kể cả ngành y tế, thì y tá Chi có thể coi là một hiện tượng đáng trân quý. Cô đã cho tôi, người nhà tôi và chắc hẳn cả những phụ huynh khác có con cái từng được cô chăm sóc cảm nhận ấm áp về ngành y tế và niềm tin vào những điều tươi đẹp hơn của cuộc sống. Trong đó có cả niềm tin về sự biến chuyển tích cực của bệnh trạng con tôi. Chẳng phải là trong điều trị, khía cạnh tâm lý vẫn được coi trọng đấy sao! Trích “lá thư không gửi” của anh Trường Tags: Bệnh viện nhi Trung ươngPhạm Thị Phương Chi
Donald Trump - Tập Cận Bình: Quan hệ cá nhân, quan hệ siêu cường NGUYỄN THÀNH TRUNG 23/12/2024 1666 từ
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Nhiều người ở TP.HCM bắt đầu đi làm, đi học bằng metro CHÂU TUẤN 23/12/2024 Từ sáng đến trưa 23-12, không ít người dân ở TP.HCM cho biết đây là lần đầu tiên dùng metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên để đi làm, đi học.
Panama đáp trả ông Trump về đe dọa 'đòi lại' kênh đào THANH HIỀN 23/12/2024 "Mỗi mét vuông của kênh đào Panama và các khu vực lân cận đều thuộc về Panama và sẽ tiếp tục thuộc về Panama".
Thưởng tối đa 5 triệu cho người báo tin vi phạm giao thông có tạo được 'tai mắt' để giám sát? NHẤT NGỌC HẠNH 23/12/2024 Thưởng tiền cho người báo tin vi phạm giao thông sẽ khuyến khích người dân tham gia giám sát, tuy nhiên cũng cần phạt những ai tố cáo sai.
Ô tô 100 triệu vừa mua bốc cháy trên cao tốc HOÀI THƯƠNG 23/12/2024 Tài xế cho hay chiếc xe này vừa mua tại một cửa hàng ở tỉnh Bến Tre với giá 100 triệu đồng, khi đang trên đường về nhà thì xe bốc cháy.