Học sinh Trường tiểu học Trần Quốc Tuấn (Q.Tân Bình, TP.HCM) tham gia CLB kỹ năng tại thư viện của trường - Ảnh: NHƯ HÙNG
1 Khuyến khích trẻ mang theo sách mọi lúc để chúng có thể đọc trên các chuyến đi hoặc trong những lúc rảnh rỗi.
2 Để trẻ nhìn thấy cha mẹ (thầy cô) đọc. Có thể đó là tờ báo, một cuốn sách nấu ăn, tiểu thuyết, truyện ngắn, tạp chí...
3 Đọc những gì trẻ thích. Để trẻ thích đọc sách và muốn đọc mỗi ngày, chúng cần tận hưởng những gì chúng đang đọc. Một số trẻ có thể thích những câu chuyện đời thực trong khi những đứa trẻ khác thích chuyện ảo mộng. Trên thực tế, việc phát triển sở thích đọc các loại sách cụ thể là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang trưởng thành như một người đọc. Vì vậy, bất cứ điều gì làm trẻ hứng thú, hãy để trẻ đọc.
4 Thưởng cho trẻ nếu chúng đọc. Ví dụ, nếu trẻ đọc 30 phút mỗi ngày trong một tuần sẽ thưởng cho trẻ những món quà nhỏ chúng thích.
5 Để đầy phòng của trẻ những cuốn sách. Những đứa trẻ lớn lên với những cuốn sách xung quanh, chúng sẽ nghĩ về những cuốn sách như những người bạn trong việc theo đuổi phiêu lưu và học hỏi.
6 Đọc cho trẻ nghe từ khi còn nhỏ. Nhiều người có những kỷ niệm đẹp về cha mẹ đọc cho họ những câu chuyện trước khi đi ngủ, và đọc cho trẻ sẽ giúp nuôi dưỡng tình yêu sách.
7 Ghé thăm thư viện thường xuyên. Cho trẻ thẻ thư viện để chúng có thể tự mình mượn sách và khuyến khích trẻ mượn sách để đọc trong các kỳ nghỉ.
8 Chơi trò chơi dựa trên sách. Ví dụ áo choàng và đũa phép để trẻ có thể tái hiện những cảnh trong Harry Potter hoặc tạo ra các mô hình kịch hoặc bìa cứng của các nhân vật trong cuốn sách mới nhất của trẻ...
9 Chọn sách làm quà tặng. Sách là vật kỷ niệm không bao giờ cũ như đồ chơi, có thể đưa trẻ đến một cửa hàng sách để trẻ có thể tự chọn.
10 Gặp gỡ tác giả. Hãy đưa trẻ đến các sự kiện gặp gỡ và giao lưu với các tác giả của trẻ em tại thư viện và hiệu sách. Đây là một sự khích lệ đọc tuyệt vời.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận