30/10/2023 15:52 GMT+7

Có thể dự báo trầm cảm qua đôi mắt người bệnh?

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần với tỉ lệ mắc ngày càng cao. Trong 100 người có rối loạn tâm thần thì có 30 người bị trầm cảm.

Sự phát triển của các thiết bị điện tử đang có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt, nhưng dự báo trầm cảm qua mắt thì chưa được nói đến nhiều

Sự phát triển của các thiết bị điện tử đang có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt, nhưng dự báo trầm cảm qua mắt thì chưa được nói đến nhiều

Có thể do tính chất công việc, sinh hoạt, sự phát triển của các thiết bị điện tử, và một phần do di truyền. Chúng ta đang có xu hướng giảm thời gian dành cho giao tiếp, đồng thời mức độ stress cũng tăng theo.

Bạn hãy thử tính lại một ngày bạn dành bao nhiêu giờ cho công việc, bao nhiêu giờ cho người thân, bạn bè, và bao nhiêu giờ để bản thân bạn thật sự nghỉ ngơi thư giãn?

Điều đáng buồn là trầm cảm rất khó phát hiện. Vì bản thân những người bị trầm cảm đã rất ít giao tiếp với xã hội. Đôi khi những triệu chứng như sự thờ ơ, giảm cảm xúc, xu hướng tiêu cực bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn thành tính cách, sự lười biếng.

Cho đến khi trầm cảm nặng, bản thân suy sụp, thậm chí có ý định tự sát hoặc thực hiện hành vi tự sát thì mới được phát hiện. Việc điều trị đến nay cũng rất phức tạp, mà hầu như không thể điều trị triệt căn.

Các phương pháp điều trị có thể có hiệu quả như: tâm lý trị liệu, thuốc, quang trị liệu, kích thích từ trường xuyên sọ,… Vậy có cách nào tiên đoán được bạn sẽ đáp ứng tốt với liệu pháp nào để lựa chọn tối ưu không?

Các nhà nghiên cứu tại đại học California, Mỹ cho thấy rằng những thay đổi của đồng tử khi phản ứng với ánh sáng có thể giúp dự đoán bệnh nhân trầm cảm nặng có đáp ứng với kích thích từ trường xuyên sọ hay không.

Đây là một thủ thuật an toàn, không xâm lấn, sử dụng từ trường để kích thích các tế bào thần kinh trong não nhằm cải thiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm. 

Kết quả nghiên cứu trên 51 người tình nguyện cho thấy đồng tử của bạn càng nhạy, co càng mạnh khi phản ứng với ánh sáng, khả năng bạn sẽ đáp ứng tốt với biện pháp kích thích từ trường xuyên sọ hơn các biện pháp điều trị khác.

Lý do là kích thước đồng tử phản ánh sự kích hoạt của hệ thống thần kinh tự trị, hệ thống này kiểm soát các chức năng không tự chủ (nhịp tim, huyết áp, tiết mồ hôi, nhu động ruột,…), nơi bị ảnh hưởng tiêu cực ở những người trầm cảm. Thậm chí, bác sĩ điều trị có thể điều chỉnh tần số một cách linh động để tối ưu cho từng cơ địa bệnh nhân.

Đây là một bước tiến khá dài, và là tin vui cho những bệnh nhân trầm cảm nặng. Nếu nghiên cứu này thật sự được công nhận và áp dụng, bệnh nhân sẽ chọn được phương pháp tối ưu cho mình, đỡ mất thời gian, tiền bạc và công sức.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là phát hiện bệnh sớm, càng nặng càng khó chữa. Khi bạn có các triệu chứng sau, có thể gợi ý bạn đang bị trầm cảm:

  • Cảm thấy buồn, chán nản, mất hy vọng hoặc tuyệt vọng.
  • Mất hứng thú, không còn sở thích.
  • Suy nghĩ tiêu cực, tự ti, tự trách hoặc tự tử.
  • Không chăm sóc bản thân, không thiết tha dọn dẹp mọi thứ.
  • Khó ngủ, ngủ quá nhiều hoặc ngủ không sâu giấc.
  • Tăng hoặc giảm cân, ăn ít hơn hoặc ăn nhiều không kiểm soát.
  • Cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng hoặc lười biếng.
  • Giảm khả năng tập trung, khó nhớ lâu.
  • Cảm thấy lo lắng, căng thẳng, bồn chồn hoặc kích động.
  • Có thể đau đầu, đau bụng, đau lưng hoặc đau ngực.
  • Trốn tránh, không còn muốn gặp bạn bè dù trước đây thích tụ tập.
  • Dễ khóc, dễ cáu gắt hoặc nổi giận.
  • Mất ham muốn tình dục.
  • Có thể kèm hoang tưởng, ảo giác hoặc rối loạn nhân cách.

Trầm cảm là một bệnh như những bệnh khác, không cần phải xấu hổ hay tự ti nếu bạn nghi ngờ mình mắc trầm cảm. Mạnh dạn chia sẻ với người mà bạn tin tưởng, khám bác sĩ nếu cần để bảo vệ sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của bản thân bạn.

Trầm cảm rồi không muốn sống, làm sao để phát hiện sớm?Trầm cảm rồi không muốn sống, làm sao để phát hiện sớm?

Áp lực cuộc sống khiến nhiều người căng thẳng, trầm cảm, thậm chí không còn muốn sống. Thế nhưng từ việc có suy nghĩ đến hành động là một quãng thời gian, vì vậy cần phát hiện và can thiệp sớm trước khi quá muộn.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên