Vì vậy, có thể nói hình phạt tù mà tòa án cho bị cáo được hưởng án treo là tạm thời chưa bắt bị cáo phải chấp hành mà “treo lên đó”, nếu trong thời gian thử thách mà bị cáo phạm tội mới thì mới bắt bị cáo chấp hành.
Nếu hết thời gian thử thách mà bị cáo không phạm tội mới nữa thì coi như không bị phạt tù.
Việc cho các bị cáo được hưởng án treo thể hiện tính nhân đạo trong chính sách pháp luật hình sự của Nhà nước ta, song nếu các tòa án áp dụng quá linh hoạt, quá thoáng thì không phát huy được tác dụng giáo dục, phòng ngừa tội phạm.
Phải thừa nhận để xảy ra tình trạng áp dụng án treo tùy tiện như trên chính là do luật hở nên dễ bị lạm dụng.
Quy định tại khoản 1 điều 60 Bộ luật hình sự về việc “xét thấy không cần thiết phải chấp hành hình phạt tù thì tòa án quyết định cho bị cáo được hưởng án treo” mang tính tùy nghi, dễ bị chi phối bởi quan điểm chủ quan của thẩm phán, không loại trừ yếu tố tiêu cực.
Để ngăn chặn tình trạng trên phải cương quyết như trường hợp: ngày 24-7-2015, Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Thành Đoàn - thẩm phán, phó chánh án TAND tỉnh Ninh Bình - về tội “ra bản án trái pháp luật” xảy ra tại TAND tỉnh Ninh Bình.
Tại bản án hình sự sơ thẩm ngày 23-9-2013, thẩm phán Nguyễn Thành Đoàn và HĐXX đã xử phạt bị can 27 tháng cải tạo không giam giữ về tội “tổ chức đánh bạc”, không tổng hợp hình phạt, không buộc bị can chấp hành hình phạt tù của bản án trước là trái với điều 60 Bộ luật hình sự do bị can đã có tiền án 12 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 24 tháng về tội “buôn bán hàng cấm”.
Như vậy, thẩm phán Nguyễn Thành Đoàn và HĐXX TAND tỉnh Ninh Bình đã bỏ qua những tình tiết tăng nặng, cố tình áp đặt những tình tiết giảm nhẹ nhưng không có thật là trái pháp luật, trái với nguyên tắc xử lý hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự đã cho bị can hưởng hai lần án treo...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận