17/11/2020 13:40 GMT+7

Có nhúm trà cổ thụ đợi ta uống vào mùa trăng kế tiếp ở Hà Giang...

NGUYỄN ANH TUẤN
NGUYỄN ANH TUẤN

TTO - Đồi núi trúng điệp hùng vĩ, những cung đường xuyên mây, không khí se se lạnh, văn hóa của bản làng đa dạng của các dân tộc anh em - Đông Bắc và Tây Bắc có đủ yếu tố để tạo nên những sản phẩm du lịch nội địa độc đáo và làm say đắm lòng người.

Có nhúm trà cổ thụ đợi ta uống vào mùa trăng kế tiếp ở Hà Giang... - Ảnh 1.

Toàn cảnh thành phố Hà Giang, nơi con sông Lô chảy qua - Ảnh: NAM TRẦN

Người dân miền Nam nếu có dịp được thưởng thức không khí vùng cao phía Bắc đều sẽ choáng say men tình như vị của các loại rượu hạ thổ. 

Tôi đã trót yêu vùng núi Hà Giang, những cung đường xuyên qua các đỉnh đèo "cùi chỏ", màu đỏ rực lửa hoa gạo hay màu trắng miên man tam giác mạch. 

Xuất phát từ tình yêu đó, có chút kinh nghiệm trong kinh doanh và tiếp thị, xin đóng góp ý kiến sau để phát triển hơn nữa du lịch Đông Bắc đối với người dân phương Nam.

Sử dụng KOL giới trẻ để giới thiệu "chân dung du lịch mây & núi cho giới trẻ"

Người trẻ ở phương Nam rất năng động, và ưa khám phá mạo hiểm, thích xê dịch và thử thách. Ngoài những giải chạy Marathon, những thử thách như chinh phục tứ đại đỉnh đèo, tứ đại đỉnh núi miền Bắc, hoặc thu thập tứ đại hoa miền núi Tây Bắc có thể là những thử thách hết sức thú vị với người trẻ. Nếu kết hợp những KOL của những bạn trẻ thời đại mới như các rapper/ Vlogger, hiệu ứng sẽ lan tỏa rất nhanh.

Đối với các công ty du lịch lữ hành, việc chuẩn bị các tư liệu, thử thách, đảm bảo an toàn được kiểm định chặt chẽ trong liên minh du lịch Đông Bắc - Tây Bắc là điều kiện quan trọng để cùng phối hợp trong việc thu hút các bạn trẻ phương Nam khám phá.

Xây dựng khẩu hiệu và tiêu chuẩn "Cả nhà cùng tận hưởng mây & núi"

Ưu cũng là nhược của các tour Đông Bắc, Tây Bắc chính là điều kiện đường xá, di chuyển, phù hợp các tour "phượt" tự phát của giới trẻ, nhưng rất kén các tour chính thống vì người lớn tuổi hầu như khó kham nổi sức khỏe với những chặng đèo hay đồi núi. 

Mỗi địa phương cần quy hoạch những khu vực mang tính đô thị/ bán đô thị để gia tăng trải nghiệm cho người lớn tuổi, tuy nhiên cần cách xa những bản làng tự nhiên. Tại đây, tour gia đình sẽ phân hóa thanh hai tour nhỏ, cho người lớn tuổi và người trẻ một cách hợp lý để cân bằng những nhu cầu khác nhau. 

Có nhúm trà cổ thụ đợi ta uống vào mùa trăng kế tiếp ở Hà Giang... - Ảnh 2.

Chợ phiên độc đáo Sà Phìn, ngay cạnh dinh vua Mèo, Đồng Văn, Hà Giang - Ảnh: NAM TRẦN

Nếu kết hợp nhiều gia định đi chung, chúng ta có thể làm được những chương trình đặc thù cao cho từng nhóm tuổi. Đà Lạt có thể coi là một địa điểm phát triển bằng du lịch gia đình, và giờ khám phá các tour mạo hiểm. Đông Bắc, Tây Bắc có thể cùng lúc làm cả hai.

Hướng đến du lịch "bảo tồn & bền vững"

Văn hóa bản làng chính là linh hồn của du lịch Đông Bắc như Hà Giang, chứ không phải cảnh quang hùng vĩ. Các công ty lữ hành nên được cấp quota lượt khách theo một quỹ chung, đóng góp phát triển bảo tồn, giữ vững văn hóa đồi núi, không biến thành một sản phẩm du lịch vô hồn. 

Hãy mời những nhà làm du lịch chuyên nghiệp nước ngoài sử dụng quỹ từ các công ty theo quota lượt khách để hướng dẫn dân bản địa vừa sinh sống tự nhiên, vừa làm du lịch tự nhiên nhưng quy củ.

Sở hữu kỳ nghĩ xem ra có thể là một ý tưởng hay để hằng năm người dân phương Nam lại về thăm làng núi Tây Bắc. Chúng ta cần mô hình "sở hữu kỳ nghĩ văn hóa" kiểu mới. Những homestay địa phương có thể mở ra mô hình này, tham gia trong liên minh du lịch bảo tồn văn hóa để mời du khách những vò rượu ngô hạ thổ sẽ mở nắp năm sau, một nhúm gốc lúa trên Mù Cang Chải đợi chúng ta đến gặt mùa tới, một nhúm lá trà cổ thụ sẽ được chính ta sao và uống vào mùa trăng tiếp… Chúng ta có thể biến một mô hình thuần bất động sản thành mô hình "đi và trở lại" như vậy.

Tôi không thể nào quên đêm ngủ trên độ cao 2.800m của đường leo núi Trạm Tôn lên Fansipan, hay ánh mắt của anh dân tộc mà 5 năm sau quay lại thì từ một người gùi hàng lên đỉnh nóc nhà Đông Dương, nay anh chỉ chèo kéo khách một cuốc xe ôm lên trạm cáp treo. 

Tôi mong có một mô hình du lịch văn hóa không bỏ ai lại sau lưng, không bỏ những du khách lớn tuổi phương Nam không thể đi Tây Bắc vì điều kiện cách trở, cũng không bỏ lại những ánh mắt buồn trong những bộ thổ cẩm đi giữa chợ đầy tiếng chèo kéo bán buôn.

Mời bạn tham gia Diễn đàn hiến kế liên kết du lịch TP.HCM và các tỉnh thành

Sở Du lịch TP.HCM và báo Tuổi Trẻ tổ chức liên kết phát triển du lịch giữa TP.HCM với các tỉnh Tây Bắc mở rộng, Đông Bắc và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Mục tiêu của diễn đàn là mong lắng nghe ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch cũng như độc giả cả nước trong việc phát triển du lịch một cách hiệu quả và bền vững trong tương lai. Diễn đàn này cũng nhằm mở ra chương trình kích cầu du lịch của TP.HCM giai đoạn 2 với tâm thế "With COVID-19" (Cùng với COVID-19).

Diễn đàn mong nhận được nhiều bài viết hiến kế đóng góp của độc giả, chuyên gia, doanh nghiệp du lịch trên cả nước từ nay đến 30-11-2020. Ý kiến xin gửi về email: [email protected].

Có nhúm trà cổ thụ đợi ta uống vào mùa trăng kế tiếp ở Hà Giang... - Ảnh 4.
Có nên thu phí để phát triển du lịch cao nguyên đá Đồng Văn? Có nên thu phí để phát triển du lịch cao nguyên đá Đồng Văn?

TTO - Nhiều lý do - trong đó có thiếu kinh phí - khiến cao nguyên đá Đồng Văn chưa được mạnh dạn đầu tư những tour du lịch độc đáo có giá trị quốc tế.

NGUYỄN ANH TUẤN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên