Phóng to |
Ảnh minh họa: inmagine.com |
Bằng chứng là đợt thực tập vừa qua, em và nhiều bạn khác (hầu như là dân tỉnh, không có người quen biết) đã rất vất vả mới tìm được chỗ thực tập.
Em có nên tiếp tục liên thông ngành tiếng Anh hay không, hay em nên chuyển qua học ngành khác để bắt kịp nhu cầu của xã hội? Em nên học thêm ngành gì để có thể kiếm được việc làm sau khi ra trường? Em hoang mang lắm, xin cho em ý kiến...
(Nguyễn Thị Bảo Ngân)
- Chào bạn. Các công ty thường ít đăng tuyển sinh viên thực tập một cách rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, và nhu cầu tuyển sinh viên thực tập của họ cũng không nhiều. Đó là lý do tại sao cơ hội để các bạn tìm được nơi thực tập đúng chuyên ngành không cao.
Lựa chọn chuyên ngành học cho bậc học tiếp theo là một việc hệ trọng, bởi nó góp phần định hướng nghề nghiệp tương lai của chính bạn. Bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công khi quyết tâm theo đuổi một chuyên ngành phù hợp với cả sở thích lẫn sở trường của bản thân.
Các vị trí công tác mà một sinh viên tốt nghiệp ngành tiếng Anh thương mại có thể đảm nhận tốt nhất gồm: phiên - biên dịch, quan hệ quốc tế và đối ngoại tại các doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế, xã hội của Việt Nam và quốc tế.
Nhờ được trang bị một khối lượng kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh, bạn cũng có thể làm việc tại các vị trí khác trong các phòng chức năng của những tổ chức, công ty nước ngoài hay liên doanh với nước ngoài, các tổ chức, cơ quan có sử dụng tiếng Anh trong giao dịch, kinh doanh như: bán hàng, dịch vụ khách hàng, xuất nhập khẩu, marketing…
Nếu được bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ sư phạm, bạn cũng có thể đảm nhận công tác giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh chuyên ngành tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp…
Như vậy, bạn có thể thấy được với chuyên ngành tiếng Anh thương mại đang theo học, cơ hội việc làm luôn rộng mở với những ai có kiến thức, có kỹ năng và nhất là niềm đam mê.
Tuy nhiên, dù bạn lựa chọn chuyên ngành nào thì những kiến thức nền tảng bạn tiếp thu được ở giảng đường đại học chỉ mới là điều kiện cần khi bắt đầu hành trình tìm việc. Điều quan trọng là bạn cần biết bản thân phù hợp nhất với công việc như thế nào, từ đó bổ sung những kiến thức liên quan và kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, khả năng phân tích, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm… bằng các khóa học và tham khảo tài liệu.
Một khi đã xác định được công việc yêu thích và phù hợp với bản thân, quá trình chọn ngành nghề để học lên cao sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Chúc bạn tự tin và thành công với sự lựa chọn của mình!
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề lương bổng, kỹ năng nghề nghiệp, phỏng vấn xin việc... bạn đọc gửi về chương trình "Tư vấn việc làm" tại địa chỉ: [email protected] Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu (font chữ Unicode). |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận