Trao đổi với Tuổi Trẻ sáng 2-11 về các vết nứt xuất hiện bên trong thành và vòm hầm Hải Vân thời gian qua, ông Phạm Quyết Thắng, giám đốc Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Quốc Thắng (đơn vị từng sửa chữa chống thấm ở các vết nứt hầm Hải Vân) cho biết năm 2011 đơn vị đã nhận sửa chữa 2 vị trí thấm trền vòm hầm bên trong hầm Hải Vân.
Riêng các vết nứt hai bên thành hầm thì công ty không đảm nhận.
Phóng to |
Theo đánh giá của ông Thắng, mức độ nứt trong hầm Hải Vân không tập trung mà nằm rải rác tại nhiều vị trí. Phương pháp chống thấm là khoan vào các khe nhiệt tại các điểm kết nối rồi bơm keo vào.
Đến thời điểm này có thể khẳng định các điểm đã sửa chữa ở đỉnh hầm vẫn đảm bảo chất lượng.
Nói về nguyên nhân gây ra nứt trong hầm Hải Vân, ông Thắng nhận định do thiết kế đường hầm có độ xuôi nên khi xe qua hầm sẽ phát sinh lực kéo gây dịch chuyển các khối bê tông thành hầm.
“Việc nứt nẻ là một sự cố hết sức bình thường nhưng cần phải theo dõi và có sự đánh giá kỹ lưỡng, chính xác về mức độ để có hướng khắc phục kịp thời. Khi các vết nứt xuất hiện phải tiến hành khắc phục ngay vì để quá lâu các vết nứt cũ chịu tác động của lực kéo do xe qua lại sẽ phát sinh các điểm nứt mới lớn hơn, nước thấm ra gây thoái hóa bê tông thì khó xử lý”.
Trong khi đó, theo ông Đỗ Huy Thành - trưởng phòng Quản lý giao thông (Khu quản lý đường bộ 5): “Hiện có trên 100 vết nứt, theo nhận định của cá nhân tôi, nguyên tắc nứt trong bê tông thì chỗ nào bê tông yếu là nó nứt và nứt ở trong các vị trí mặt cắt”.
Theo ông Thành, để khắc phục buộc phải lập dự án thuê tư vấn kiểm tra lại, còn vấn đề sửa chữa, khắc phục thế nào thì phải do tư vấn báo cáo, khi đó mới có phương án sửa chữa.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận