Và đặc biệt, những sản phẩm Made in Vietnam này lại phù hợp với thị hiếu của người dân sở tại.
Nóng "sân nhà", nguội "sân khách"
Theo số liệu mới nhất tại Kỳ họp Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Thái Lan do Bộ Công Thương chủ trì, hiện Thái Lan đang là đối tác thương mại lớn bậc nhất Việt Nam trong ASEAN.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch song phương 2 nước đạt khoảng 8 tỉ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan đạt 5,3 tỉ USD (tăng 11% so với cùng kỳ năm 2017); kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan chỉ đạt trên 2,7 tỉ USD (tăng 22,7% so với 2017).
Mr. Nayot Rojanasopondist, Sales Manager PF Plus Trading Company kí kết hợp đồng thương mại với Ông Nguyễn Tấn Thọ, GĐ Kinh doanh Quốc tế Công ty TNHH Qui Phúc.
Trong 36 mặt hàng nhập khẩu nhiều từ Thái Lan có đến 22 mặt hàng các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất được như: điện tử gia dụng và linh kiện, rau quả, máy vi tính, sản phẩm nhựa, sắt thép, các sản phẩm gia dụng như chất tẩy rửa, mỹ phẩm, đồ dùng nhà bếp, sản phẩm nội thất…Điều này cho thấy, các doanh nghiệp Việt khá lép vế trên chính "sân nhà" khi người tiêu dùng Việt Nam vẫn có tâm lý ưa chuộng hàng Thái Lan, dẫu xét về chất lượng, mẫu mã, giá cả… các sản phẩm của Thái Lan khá tương đồng với những sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam.
Đánh giá về nỗ lực chinh phục thị trường xuất khẩu, trong đó có thị trường Thái Lan của các doanh nghiệp HVNCLC nói riêng và thương hiệu Việt Nam nói chung, bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp HVNCLC chia sẻ: "Thị trường Thái Lan khá tương đồng với Việt Nam và khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam nhìn đại thể thì không bằng với hàng Thái Lan. Tuy nhiên, tôi thấy phấn khích vì có khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam lặng lẽ tiến công và nỗ lực để thâm nhập vào thị trường Thái Lan đã đạt được kết quả khá ổn".
Mr. Nayot Rojanasopondist cùng BGĐ Cty Qui Phúc kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi xuất containers.
Cơ hội lội ngược dòng của doanh nghiệp Việt
Ông Nguyễn Thanh Hải - Tổng giám đốc công ty TNHH SX TM DV Qui Phúc, cho biết công ty đã đạt thoả thuận đơn hàng xuất khẩu 70 containers sản phẩm nội ngoại thất Inox – Nhựa sang Thái Lan. Lượng hàng tương đương gần 100.000 sản phẩm sẽ được đối tác tại Thái phân phối sâu và rộng khắp thị trường, qua các kênh chủ yếu là GT và MT nhằm phục vụ người dân xứ Chùa Vàng trong dịp tiêu dùng 2 tháng cuối năm.
"Việc xuất khẩu thành công 70 containers gần 100.000 sản phẩm sang Thái có thể xem là bước ngoặc thành công của Qui Phúc trong quá trình "vươn mình" ra thế giới. Điều này giúp chúng tôi tự tin để xuất khẩu hàng hóa sang các nước lớn mạnh, có lợi thế hơn chúng ta. Khi xâm nhập vào thị trường mới nói chung, và thị trường ASEAN nói riêng, tôi nghĩ các doanh nghiệp Việt Nam nên mạnh dạn đầu tư nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tham dự các hội chợ chuyên ngành tại nước sở tại, để đưa ra những chiến lược phù hợp với đơn vị mình. Theo tôi đây là kênh hiệu quả nhất khi mở thị trường mới" - ông Hải nhận định.
Công nhân vận chuyển sản phẩm lên containers.
Việc xuất khẩu và xâm nhập được vào Thái Lan, chinh phục thành công người tiêu dùng nước sở tại được xem là cú lội ngược dòng của Qui Phúc. Sản phẩm mang thương hiệu Qui Phúc không chỉ được tiêu thụ ở các thành phố lớn như Bangkok mà còn lan ra các vùng ven thành thị, nông thôn Thái Lan.
Đại diện PF Plus Trading Company, đối tác của Qui Phúc tại Thái Lan chia sẻ: "Giữa làn sóng hàng Thái đổ xô vào Việt Nam thì sản phẩm Qui Phúc lại phát triển thành công chính tại thị trường này đã khẳng định sự chấp nhận của người tiêu dùng Thái đối với thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao".
Gian hàng Qui Phúc tại Hội chợ quốc tế thương mại ASEAN - Ấn Độ tại Thái Lan năm 2017.
Những năm gần đây, các sản phẩm "Made in Vietnam" đã có những tiến bộ đáng mừng. Không ít sản phẩm Việt đã thâm nhập được thị trường khó tính nhờ có sự cải tiến về chất lượng, mẫu mã và mạnh dạn đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu thị trường nước ngoài… Đây chính là động lực giúp các doanh nhiệp Việt tự tin "vươn ra biển lớn" đưa hàng hóa sang chinh phục thị trường các nước lớn, có lợi thế hơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận