09/07/2024 16:09 GMT+7

Cơ hội cho ngành da giày Việt khi 'công xưởng thế giới' Trung Quốc không còn mạnh

Chuyển đổi xanh tạo áp lực không nhỏ cho doanh nghiệp xuất khẩu da giày, song đây cũng là cơ hội trong bối cảnh "công xưởng thế giới" Trung Quốc không còn mạnh như trước.

Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp da giày đón đầu cơ hội, phát triển bền vững trên thương trường quốc tế - Ảnh: T.V.N.

Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp da giày đón đầu cơ hội, phát triển bền vững trên thương trường quốc tế - Ảnh: T.V.N.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online bên lề Hội nghị quốc tế ngành da giày năm 2024 do Hiệp hội Da giày-túi xách Việt Nam tổ chức ngày 9-7, ông Trần Anh Tuấn - đại diện Công ty giày Viễn Thịnh - cho hay 'công xưởng của thế giới' Trung Quốc không còn mạnh như trước.

Theo ông Tuấn, nhiều nhà sản xuất đang tìm cách dịch chuyển khỏi Trung Quốc, điều này bắt nguồn từ nỗi lo ngại rủi ro chính trị đang ngày càng gia tăng và nỗ lực bảo vệ chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất.

"Năm 2023, một đối tác tại châu Âu của chúng tôi đã dịch chuyển khoảng 20% sản phẩm từ Trung Quốc sang Việt Nam và dự kiến chuyển tiếp 10% vào năm 2024. Một khách hàng khác từ Mỹ cũng đang dự tính chuyển đơn hàng sản xuất khoảng 1 triệu đôi giày sang Việt Nam vào năm nay, trong khi tổng sản xuất hàng mỗi năm của họ chỉ dao động từ 18 đến 20 triệu đôi", ông Tuấn cho hay.

Song để đón đầu thị trường, đơn hàng, ông Tuấn nói: "Không đơn giản". Doanh nghiệp ông không chỉ phải cam kết đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng, giá thành phải chăng, ông Tuấn cho biết còn phải đáp ứng hàng loạt chuẩn mực xã hội, môi trường và con người nghiêm ngặt.

Tuy nhiên, ông Tuấn cho biết cũng nhận được nhiều ưu đãi về tài chính từ đối tác, ví như doanh nghiệp có thể nhận được đến 80% giá trị thanh toán ngay lập tức sau khi xuất hàng, và phần còn lại được thanh toán sau 90 ngày.

"Điều này giúp đảm bảo rằng vốn hoạt động của doanh nghiệp luôn ổn định, không gặp phải tình trạng thiếu vốn khi cần mở rộng sản xuất và kinh doanh. Ngoài ra, các điều khoản thanh toán với các nhà cung cấp cũng được thiết lập linh hoạt từ 30 đến 60 ngày, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình sản xuất và quản lý tài chính của doanh nghiệp", ông Tuấn cho hay.

Theo đại diện hiệp hội các nhà sản xuất giày dép Đài Loan - nếu trước kia yếu tố chi phí nhân công rẻ là yêu cầu hàng đầu từ khách hàng, song hiện nay khách hàng đang có những yêu cầu mới về phát triển bền vững. 

"Việc thực hiện phát triển bền vững không chỉ là một yêu cầu, mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp da giày tại Việt Nam nâng cao giá trị thương hiệu và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Bằng cách chuẩn bị sớm và đầu tư vào các biện pháp bền vững, doanh nghiệp có thể đối phó với chi phí tăng và đồng thời tạo ra lợi ích lâu dài cho cả môi trường và xã hội", vị này cho hay.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng nhấn mạnh xu hướng xanh hóa trên thế giới ngày càng khắt khe, đòi hỏi doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp xuất khẩu phải chuyển đổi xanh, hướng tới kinh tế tuần hoàn, bền vững nếu không muốn bị bỏ lại.

"Doanh nghiệp da giày không thể đứng ngoài cuộc cách mạng 4.0, áp dụng dây chuyền sản xuất tự động, trí tuệ nhân tạo (AI), phát triển xanh nếu không muốn bị loại khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu", ông Nguyễn Đức Thuấn, chủ tịch Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, cho hay.

Lo da giày phụ thuộc nguyên liệu ngoại, đề xuất lập trung tâm giao dịchLo da giày phụ thuộc nguyên liệu ngoại, đề xuất lập trung tâm giao dịch

Trước tình trạng phần lớn nguyên liệu phục vụ sản xuất xuất khẩu được nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc, ngành da giày đề xuất xây dựng khu trung tâm giao dịch phát triển nguyên phụ liệu.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên