Cô gái đó là Nguyễn Thị Liễu, 26 tuổi, hằng ngày mưu sinh bằng việc bán vé số ở quán ăn Miền Tây Tửu Quán và quán cà phê Hợp Phố (Q.Ninh Kiều) qua sự trợ giúp của Công ty TNHH một thành viên dịch vụ Cầu Nối chuyên giúp đỡ người khuyết tật.
Phóng to |
Nguyễn Thị Liễu ghi thông tin lên bì thư gửi các chiến sĩ Trường Sa - Ảnh: C.Q. |
“Góp đá” trước ngày cưới Đôi vợ chồng trẻ Trần Tuấn Thạnh và Trần Thanh Xuân ở TP Rạch Giá, Kiên Giang vừa liên hệ với Tuổi Trẻ để trao số tiền 5 triệu đồng cho chương trình “Góp đá xây Trường Sa”. Thanh Xuân cho biết đây là món quà trước ngày cưới mà hai bạn cùng “góp đá”. “Chúng tôi rất khâm phục sự dấn thân của các chiến sĩ Trường Sa. Dù số tiền không nhiều nhưng đây là tấm lòng của chúng tôi đóng góp cho biển đảo quê hương. Chúng tôi cũng thấy ý nghĩa hơn khi trước ngày trọng đại của mình đã làm công việc nhiều ý nghĩa” - Xuân tâm sự. TẤN THÁI |
Liễu bị liệt hai chân do sốt từ lúc 5 tuổi cùng gia cảnh nghèo khó nên chỉ biết viết chữ nhờ học lóm từ người thân. Liễu kể làm hạc giấy gửi các chiến sĩ Trường Sa được bắt đầu với một ý nghĩ bình dị. Trước khi làm hạc giấy tặng các chiến sĩ, hằng ngày bán vé số Liễu vẫn xếp một ít hạc giấy cho mình vì một ý nghĩ đơn giản “em nghe nói là xếp được 1.000 con hạc giấy sẽ có một điều ước cho mình”.
Vào một ngày cách nay hơn một tháng, Liễu nghĩ lại thấy mình từ một cô gái khuyết tật làm công việc cắt decal cật lực với mức lương 1,2 triệu đồng/tháng ở TP.HCM đã tìm được việc làm bán vé số ở Cần Thơ “coi như có việc ổn định” nên không cần ước cho mình nữa, từ đó Liễu quyết định xếp hạc giấy để ước cho chiến sĩ Trường Sa. “Em có xem tivi thấy mấy anh ngoài ấy vất vả lắm với nắng gió, trơ trọi. Em không có vật chất gửi ủng hộ các anh mà chỉ có tấm lòng để các anh vui hơn”.
Để có vé số xếp hạc, sau khi người khác dò số không trúng, Liễu không quên xin họ những tờ vé số này thay vì vứt đi. Mỗi ngày Liễu phải xếp 40-50 hạc giấy, những ngày cuối phải xếp hơn 100 con/ngày và phải thức khuya để xếp với mong muốn có thể sớm gửi cho các chiến sĩ Trường Sa.
Xếp xong hạc, bằng cách nào để gửi hạc cho chiến sĩ Trường Sa cũng là vấn đề khiến Liễu “đau đầu”. Riêng chiếc bình bằng thủy tinh đựng hạc giấy cũng là vật mà Liễu phải dùng tiền lời kiếm được trong sáu ngày bán vé số liên tiếp để mua với giá 208.000 đồng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận