Nguyễn Đình Tôn Nữ - Ảnh: NVCC
Sau đó, Tôn Nữ xin phép nhà trường bảo lưu kết quả một năm, dự kiến tháng 8-2018 cô nhập học trường.
"Háo hức bước vào Harvard nhưng tôi cần thời gian để chuẩn bị thêm nhiều kiến thức, sự chín chắn, mạnh mẽ trong tính cách, nhìn nhận cuộc sống và hành xử với mọi người để đương đầu những thử thách mà Harvard sẽ mang lại.
"Gap year" như việc ngồi lại để nhìn rõ hơn việc mình đã làm, cần làm gì về sau. Tôi cũng đang điều hành dự án phi lợi nhuận ICE (International Catalysts for Empowerment) bao gồm dạy học cho trẻ em khó khăn ở vùng Lý Sơn (Quảng Ngãi), tiến tới mở rộng ở Bến Tre, Nghệ An, Thái Nguyên", cô chia sẻ.
Say mê văn học, muốn nghiên cứu văn hóa phương Đông, đặc biệt văn hóa truyền thống, Tôn Nữ cho rằng cô chỉ là một cá thể trong dòng chảy đổi thay của nhiều người trẻ "thích và hào hứng với văn học, nghệ thuật".
Cô tâm sự: "Tôi sang Harvard học cách nghiên cứu về phương Đông. Tôi với tư cách một người châu Á tham gia quá trình nghiên cứu, nghe giới học thuật nói về phương Đông, Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Từ đó hiểu về đất nước mình, cuối cùng hiểu về bản thân. Đó là mục đích trên hết của tôi".
Làm gì để được ngôi trường hàng đầu thế giới chấp nhận? "Để đậu vào Harvard, vấn đề chỉ nằm ở năng lực và một chút may mắn chứ không hề có bí kíp nào cả", cô chia sẻ.
"Các trường đều tìm kiếm học sinh có khả năng phân tích, suy nghĩ, tiết chế bản thân, khả năng làm lãnh đạo, nhìn thấy vị trí của mình trong xã hội, khiêm tốn, tự tin, thấu cảm... những yếu tố khiến một người được tôn trọng và đi lên.
Đối với mỗi người, những điều đó có ý nghĩa khác nhau. Càng hiểu rõ, học sinh càng thể hiện chính xác bản thân. Nhà trường nhìn thấy, nếu phù hợp họ sẽ nhận mình".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận