Juttima Chinnasri 30 tuổi người Úc, từng mất cả hai chân vì viêm não mô cầu đã tiết lộ cách cô ấy có thể bất chấp mọi khó khăn để cho ra đời một thương hiệu thời trang của riêng mình và truyền cảm hứng đến những người trẻ.
Juttima kể lại ký ức mà nghĩ lại đến giờ cô vẫn thấy bàng hoàng: Một đêm tháng 10 - 2018, Juttima đi ngủ với trận sốt li bì và nghĩ mình chỉ bị cảm cúm đơn thuần. Nhưng sáng hôm sau, cô thức dậy với những vết phát ban lấm tấm, sẫm màu và được đưa đến bệnh viện St George, nơi các bác sĩ xác nhận cô bị viêm não mô cầu B - và vi khuẩn chết người đã ngấm khắp cơ thể, đầu độc máu của cô khiến mạng sống của Jutt “ngàn cân treo sợi tóc”.
Mười ngày sau đó, cô rơi vào hôn mê, gia đình Jutt lo lắng chờ đợi khi các bác sĩ cố gắng cứu sống cô một cách tuyệt vọng. Mặc dù sự sống đã ở lại với Jutt nhưng bàn chân và các ngón tay của cô đã biến thành màu đen và không thể chữa lành. Hai chân của Jutt và những ngón tay bị cắt cụt, cô phải ngồi xe lăn và nằm viện trong ba tháng trước khi cô gái trẻ học cách thích nghi với cuộc sống mà không có chúng.
Hai năm trôi qua, Jutt đã tự động viên và tìm con đường riêng cho chính mình.
Ngày 10-12 vừa qua, Jutt đăng một video gồm một bộ ảnh ghi lại hành trình của cô trước và sau khi trải qua cuộc phẫu thuật khiến cuộc đời mình sang trang. Bên cạnh bức ảnh của Jutt với bạn trai cũ, cô viết: “Tôi trước năm 2018, có bạn trai kéo dài 5 năm nhưng không biết yêu bản thân. Và bây giờ, sau một trải nghiệm làm thay đổi cuộc đời, tôi quay trở lại tập trung vào chính mình".
Được biết, trước khi được chẩn đoán mắc bệnh, Juttima Chinnasri đã nhen nhóm ý tưởng kinh doanh nhãn hiệu thời trang của riêng mình mang tên Dolled Up vào năm 2015. Sau khi trải qua cuộc phẫu thuật khiến cô mất đi hai chân và những ngón tay, cô chuyển đến sống cùng cha mẹ mình ở Kogarah và cô học cách thích nghi với cuộc sống mới và tiếp tục bắt đầu điều hành công việc kinh doanh để khiến những người phụ nữ khác cảm thấy xinh đẹp hơn.
Đương nhiên, Jutt cũng có thời điểm cảm thấy bất an và trầm cảm nhưng “may mắn thay, tôi đã bắt đầu chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình từ sớm và tôi nhận ra rằng mình nên cố gắng từng chút để ăn mặc đẹp hơn và điều đó tác động rất lớn đến tâm trạng của tôi”, cô chia sẻ. “Tôi đã học cách chấp nhận cơ thể mới của mình và bắt đầu nghĩ cách sử dụng kinh nghiệm của mình để giúp đỡ người khác”.
Và cứ thế, từng chút một, Jutt học cách tiếp tục cuộc sống với đôi chân giả và gầy dựng hãng thời trang Dolled Up dù “việc trở về mà không có chân và các ngón tay sẽ rất 'khó khăn' nhưng tôi cảm thấy mình vẫn ở đây là có lý do”, Jutt chia sẻ.
Bằng cách đó, Juttima Chinnasri đã truyền cảm hứng đến những người trẻ và khuyến khích họ ngưng lo lắng về những gì người khác nghĩ về mình và dạy học thể hiện tình yêu bản thân và sự tích cực của cơ thể mình ra sao.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận