TTCT - 1. Sau đêm nằm mơ thấy con sông nước màu hồng chảy vào tận giường nằm và chiếc giường hóa thành con thuyền có cánh buồm trắng toát, sáng tỉnh dậy tôi vội ra bến Bồ Đề nơi dạo trước đêm tôi và em thường ngồi chơi trên bãi cỏ tự nhiên xanh mướt, ngắm dòng sao trời và ánh điện trôi dưới sông. Bồ Đề là tên cổ của bến sông, trước đây nghe nói đất phù sa đỏ thắm, có ba loại cây cỏ mọc nhiều là cỏ bồ đề dành cho ngựa vua ăn, cỏ mần trầu nấu gội đầu cho thiếu nữ và cây đậu tương lấy hạt làm bánh thơm. Khi về tôi viết bài thơ sông Hồng: Phóng to Minh họa: Nguyễn Ngọc Thuần Người ta bảo sông Hồng mùa nào cũng đụcTôi ở gần sông không hay biết chuyện gì...Sông việc sông, mình việc mình, có lúcRa ngắm sông Hồng mọi chuyện lại nguôi đi...Thực ra sông Hồng cũng khi trong khi đụcTôi biết chuyện con sông khi đã ngả sang chiềuQuãng giêng hai, nước sông Hồng trong nhấtMẹ sinh tôi tháng ấy ngặt nghèo!Cũng tháng ấy, áo đào phai con nướcEm đi lấy chồng, tôi đứng trông theo... Bài thơ ra đời được nhiều người yêu, in vào tuyển này tuyển nọ. Vài nhà phê bình viết lời bình. Trong số đó tôi thích nhất bài bình của anh Sáng, bạn học văn khoa, giờ là nhà phê bình thơ nổi tiếng. Tôi thích nhất đoạn cuối bài viết, anh Sáng dừng rất lâu ở hai câu cuối, nói về tình yêu với một cô gái. Cuối cùng anh buông một câu: “Đọc xong câu này tôi thấy thương anh đến lạ!”. Anh Sáng tinh lắm. Cô gái xinh đẹp mười tám tuổi mà tôi thường gặp đêm đêm ở bến Bồ Đề. Đêm đêm gió từ lòng sông thổi lên, bay mái tóc thề ngang vai của em, thoảng lên mùi thơm lạ lùng. Tôi đùa: “Em gội nước cỏ mần trầu à?”. Em cười: “Em hiểu điều anh nói. Nhưng em gội nước bồ kết”. Hình như bến sông xa lắc bờ bên kia có một bóng cây bồ kết rất to, cô đơn đâm lên đường chân trời. Bên ấy thấp thoáng nhiều bến nước, cỏ xanh mướt. Một đêm chẳng hiểu sao tình cờ em nói: - Em vừa đi xem về. Người ta bảo số em vất vả, phải qua đến vài ba bến nước. Anh có dám đi cùng em không? Nói rồi em rơm rớm nước mắt, gục hẳn vào vai tôi. Tôi nói: - Em đừng tin điều mê tín. Thời buổi khoa học rồi! Tôi nói câu ấy như con vẹt, như cách nói của mọi người. Chẳng ngờ cuối cùng điều em nói lại đúng. Đời em vất vả, qua hai đời chồng rồi, người chồng của em hiện nay lại đang bị nặng về gan. Trách chi đêm xưa ấy em khóc nhiều đến vậy. Đêm ấy quãng sông trước mặt chúng tôi xảy ra một chuyện lạ lùng. Người ta bảo có ba con cá lạ từ ngoài biển, ghen tuông cắn xé nhau thế nào mà dạt vào đây. Dân làng chài thấy có điều lạ bèn thắp đèn hoa đăng vừa đón vừa xua đuổi... Sáng ra không thấy ba con cá lạ ấy đâu nữa. 2 Mùi hương cỏ bến sông quyện vào câu chữ như ma mị, ám người trong truyện, ám người đọc truyện, đọc xong rồi vẫn “không biết nói về nó thế nào”. Mà biết nói thế nào nữa? Cuộc đời dang dở, đứt đoạn của ba người phụ nữ vẫn chung tình với cỏ mần trầu, vẫn neo đậu ở bến sông, hứng gió mát, gạn nước trong, như để níu kéo, giữ gìn một cái gì nguyên sơ, chân chất, không nhuốm bụi kinh thành. Cỏ bồ đề cho ngựa vua ăn từ lâu đã tuyệt tích. Cỏ mần trầu nấu nước gội đầu thiếu nữ đang dần mất. Cây đậu tương cũng còn ít người tự làm thành những miếng đậu phụ “dài và dai hơn bình thường”. Bến sông bên lở bên bồi. Sông Hồng khi trong khi đục. Rồi ra biến thiên cuộc đời cũng thế chăng? Chợt thấy thèm được ra sông tìm cỏ, ghé quán ăn cơm, ghé quán gội đầu như người trong truyện. Nhưng mộng mà thôi, mộng mất thôi. Cả thiên truyện là một giấc mộng như đầu truyện đã nói. Cuối cùng chẳng ngờ tôi chuyển sang làm việc gần bến Bồ Đề. Gần một đời ở trong cái thung lũng phố Hồ tĩnh lặng như chùa thiền, giờ tôi cảm thấy thích thú thực sự trước sự di chuyển. Ngày buổi trưa đã bắt qua con đê, đi tìm gặp dòng sông. Phù sa còn để ngấn mọi vật, từ nhà đến cây cột điện. Tôi xăng xái tìm ra một bờ dốc thực sự, nhìn xuống chóng cả mặt. Đất lở thành những vòm ếch khổng lồ. Nước đỏ sậm vẫn xiết chảy phía dưới. Phố sông có sự chia hai. Phía bờ đê xem ra sầm uất. Phía bờ sông thì quả vừa qua biến thiên. Đáng chú ý hơn cả là hai hộp nhà, nửa gỗ tranh nửa gạch ngói. Hộp nhà thứ nhất có dàn lợp nứa mở ra phía vòm ếch. Chủ nhà là người đàn bà rất khó đoán tuổi. Dáng người gầy gò tất tả, nhưng gương mặt có nét thanh tú thị thành thoáng bóng người đã gọi rất thân mật: - Chú vào ăn cơm bình dân, nghỉ chân hưởng gió sông. Bước vào, mát thật. Người đàn bà đang sắp xếp mấy món thức ăn trưa, chủ yếu để phục vụ bà con đi chài hoặc đội cát. Mùi cơm thơm phả lên trong gió. Người ta bảo gió sông mấy ngày sau lũ có độ mát rất lạ, như có cả phù sa lẫn trong đó. Dịp trước mùa lũ là gió độc, lạnh tanh. Người đàn bà bảo: “Cứ gió này chỉ thiếp đi một giấc, tỉnh dậy như uống thuốc bổ. Chú ăn cơm rồi thử mà xem”. Nhìn vào lối ngoài thấy chiếc giường nhỏ, trải tấm tre đan mịn màng. Người đàn bà xới cơm, chân thành kể: - Tôi vốn con gái trong phố kia. Bố tôi làm thuốc giàu có nhất phố. Tôi lớn lên được tiếng nhan sắc, nết na, mấy đám học trò, thanh niên lối phố ướm hỏi đều không ưng. Một ngày có một chàng vẻ thư sinh, tự xưng đi thuyền ngoài sông vào lấy thuốc cho mẹ. Hỏi kỹ mới biết thuyền có hai mẹ con, chở đồ gốm thuê. Mới gặp đã thương, đã yêu nhưng bố mẹ tôi nhất quyết can ngăn. Một lần chàng vào với vẻ mặt xanh xao, bảo xin mua thuốc nhưng chưa đủ tiền, mong được cho nợ rồi ngày sau bán được đồ gốm sẽ trả. Ngày sau tức tưởi đem tiền vào trả thật, rồi tức tưởi khóc. Hỏi ra mới biết khi đem thuốc về thì bà mẹ tắt thở. Từ đó chúng tôi quyết sống có nhau. Tôi trốn nhà ra sông với chàng, thắp hương trước nấm đất mồ mẹ, rồi dựng một túp tre nứa để ở... Tôi vỡ đất trồng rau màu trên bãi sông. Ngày ấy còn vắng lắm. Mấy mùa đỗ trúng quả, chồng tôi chở gốm một mình cũng trót lọt cả. Đang êm ấm thì gặp trận bão tố đúng vào tháng này, chồng tôi bị lật thuyền, chết không tìm thấy xác. Tôi gào khóc, ngày đêm nhìn ra con sông mong thấy xác chồng. Đau khổ chẳng nguôi ngoai, cứ ở mãi hết mùa nước lên rồi nước xuống, không dám vào phố nữa! Phận mình cỏ nội hoa hèn, bến sông bãi chợ, sống đâu mà chả là sống, phải không chú? Tôi định chen ngang một câu “Nhất là đã vướng vào bể tình”, nhưng không dám trước cuộc đời của người đàn bà. Ngọn gió thổi vào, người đàn bà như sực tỉnh cơn mơ, lấy lại được nghị lực: - Chúng tôi ở thế này quen rồi. Vào phố không chịu được. Tính ra sáu năm nước ngập nhà một lần. Lúc ấy thì coi căn nhà là chiếc thuyền vậy... Món ăn như ở các quán bình dân khác. Chỉ có hai món đặc sản ai cũng mê. Đó là món nhộng, vài thìa nhưng ngon. Người đàn bà còn có việc trồng dâu, nuôi ít lứa tằm, rồi có nhộng làm món thức ăn. Món thứ hai là đậu phụ cũng do chủ nhân tự làm tự chế từ cây đậu nành. Những miếng đậu dài và dai hơn bình thường. Người đàn bà bảo: “Chồng tôi ngày trẻ thích ăn hai món này do tôi làm. Cứ mong chở đầy thuyền gốm về để ăn cơm với vợ” rồi gạt nước mắt, giục: - Chú xơi cơm đi chứ. Sao cứ lạ lẫm như lạc đến xứ sở nào vậy? 3 Khác với hộp nhà trước, hộp nhà của cô gái trẻ này quay lưng về phía sông. Nó chia làm hai nửa, nửa trong đặt chiếc giường đôi, nửa ngoài làm quán gội đầu rất ngăn nắp. Hai chiếc quạt treo tường mắc rất cẩn thận. Khách nói: - Chắc em có người chồng khéo tay? Cô gái nói lảng: - Nhà em ít gió. Em yêu gió sông nhưng cũng sợ nó lắm! Được biết cô gái vốn là sinh viên, chàng cũng vậy. Sau mấy năm học, vì điều gì đưa nhau đi đội cát thuê rồi ở lại luôn. Chuyện của họ như thiên tình sử, nhiều người biết nhưng chưa tiện hỏi, cũng như chưa tiện hỏi chồng nàng đang làm việc gì, đi đâu. Cô gái nhỏ gầy, có khuôn mặt rất dễ mến. Quán gội chủ yếu người lao động, nhưng gần đây có nhiều người ngoài phố cũng vào gội, đông khách vào đêm. Ngày nóng có khách gội xong mát quá, ngủ quên trên bàn gội cho đến sáng. Cách gội của cô cũng như các quán khác, từ rửa mặt đến gội ướt, gội khô. Chỉ có một động tác rất tuyệt là khi cho nước vào đầu, hai tay cô cứ vỗ mãi vỗ mãi làm cho khách thiếp đi, nghe như có cả dòng sông chảy quanh đầu mình. Tôi ngắm những tấm ảnh trên tường. Chỉ dăm tấm đủ nói về chủ nhân. Xinh đẹp và lịch sự. Nằm trên bàn gội đầu, nhìn ra ô cửa đầy gió, cứ muốn thiếp đi. Chờ mãi, nhìn qua cửa thấy một tấm lưng nhỏ xinh xẻo đang cúi xuống. Tiếng nước róc rách. Khi vào, cô cười rất tươi: - Anh chờ tí chút. Để em đánh phèn nước thật trong gội cho khoái. Nước trong hơn nước trong phố nữa kia. Phía sau thoảng lên mùi hương rất lạ. Cô bê ra nồi đất nhỏ như nồi thuốc bắc, bảo: - Em sắc cỏ mần trầu đấy. Anh nghe mùi hương của nó bao giờ chưa? Khi tôi nói tiếng “chưa” thì mùi hương cỏ lạ lùng này như chính là cô gái. Lạ, chưa gặp bao giờ. Cỏ mần trầu ngày trước ở đây nhiều lắm, sau vắng dần. Cô gái phải gỡ từng cọng, phơi khô, rồi sắc lên như chiết tinh dầu vậy. Bàn tay gầy xinh nhỏ từng giọt vào chiếc thùng nhựa xanh đã cho thêm nước ấm. Nhìn lên cứ như thầy thuốc đang làm phép tiên. Tôi thiếp ngủ trong hương mần trầu. Thức dậy vẫn không biết nói về nó thế nào...
Donald Trump - Tập Cận Bình: Quan hệ cá nhân, quan hệ siêu cường NGUYỄN THÀNH TRUNG 23/12/2024 1666 từ
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Đã cảnh báo, vẫn có người xuống biển Nha Trang chụp ảnh, bị sóng dữ cuốn chết TRẦN HOÀI 23/12/2024 Dù đã có cảnh báo cấm xuống biển lúc sóng to, gió lớn, vẫn có người xuống biển Nha Trang chụp ảnh, tắm lúc biển động, dẫn đến một người bị sóng cuốn chết.
TP.HCM thưởng Tết cao nhất 1,9 tỉ đồng từ một doanh nghiệp vốn nước ngoài VŨ THỦY 23/12/2024 Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM về tình hình trả lương, thưởng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, mức thưởng Tết cao nhất năm nay là 1,908 tỉ đồng từ một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
'Nữ quái' ở Thái Bình lừa đảo bạn trai hơn 2,3 tỉ đồng nhờ 'bịa chuyện' TIẾN NGUYỄN 23/12/2024 Phạm Thị Liên nhiều lần 'bịa chuyện' bị bán ra nước ngoài làm gái bán dâm cần tiền chuộc và làm giấy tờ để về nước, qua đó lừa đảo số tiền hơn 2,3 tỉ.
Người phụ nữ trong clip đẩy thùng rác ra giữa đường Nha Trang rồi lái xe hơi bỏ đi nói gì? NGUYỄN HOÀNG 23/12/2024 UBND phường Tân Tiến (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đang xác minh để xử lý theo đúng quy định vụ một phụ nữ đẩy thùng rác ra giữa đường rồi lái xe đi.