Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
20 năm trước, một phụ nữ làng K’Brạ (xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) mang thai. Thầy mo phán bà mang quái thai và phải bỏ đi để làng không mang họa. Cả làng cũng tin vậy nên ép gia đình phải bỏ đi bào thai tội nghiệp.
May thay, bào thai ấy vẫn sống, ra đời lành lặn không như lời phán của thầy mo. Mẹ thương đứa con gái mạnh mẽ nên đặt tên Ka Xuân.
Thầy mo quyền lực, ông ấy nói Ka Xuân là quái thai thì dân làng không dám nghĩ khác. Giữa làng quê nghèo, cô gái ấy đau ốm triền miên.
Mẹ Ka Xuân mang bạo bệnh rồi qua đời khi cô chưa biết nói càng khiến dân làng và bố cô tin hơn vào lời thầy mo.
Mọi người truyền tai rằng Ka Xuân là "sao chổi". Từ lúc mẹ cô mất, bố cô thiểu não chìm trong men rượu. Mỗi lần ngập trong cơn say, ông trở về nhà và trút giận lên đầu Ka Xuân. Cô và anh chị em không biết đã bao lần phải "thừa sống thiếu chết" bởi những trận đòn từ chính bàn tay của bố.
Đường học của cô gái bị thầy mo phán 'quái thai, sẽ mang họa cho dân làng'
Xuân lớn lên trong sợ hãi. Mỗi bước chân trong nhà đều khẽ khàng vì sợ bố nghe thấy. Bước chân ra làng, Xuân càng không dám bởi ai cũng sợ những lời nguyền quái ác đã gán lên người cô.
Tuổi thơ của Ka Xuân trôi đi trong dữ dội ở chính những nơi được xem là bình yên nhất. Ở trường học, Xuân tìm thấy niềm vui. Khác biệt với những đứa trẻ trong làng, cô học giỏi nhất và đánh đàn hay nhất.
"Em thích guitar nhưng em chơi giỏi piano. Biết sao không? Vì em không có tiền mua guitar, còn piano có sẵn ở nhà thờ, lúc nào em cũng nhờ để tập được hết". Khổ cực đã khiến Ka Xuân phải đong đếm trên chính đam mê và sở thích của mình.
Nhắc đến chuyện học của Xuân, thầy Nguyễn Thế Mai (Trường THPT Di Linh, chủ nhiệm cũ của Xuân) xót xa: "Con bé tội nghiệp. Tôi nhớ có lần cả tuần liền không thấy Xuân đến lớp, tôi liên lạc để tìm hiểu nguyên nhân thì đầu dây bên kia Xuân òa khóc nói: "Con muốn đi học, thầy cho con mượn tiền để đóng học phí được không? Con hứa sẽ đi làm và trả lại thầy sớm".
Gặp trực tiếp nói chuyện, con bé thú thực phải nghỉ học để đi làm kiếm tiền đóng học phí mà dạo đó ít việc nên Xuân không kiếm đủ tiền. Xuân bảo đợt đó bức bí quá mới kể hết cho thầy nghe".
Xuân có khuôn mặt tươi, khác hẳn với những áp lực mỗi ngày cô đối diện. Nhìn Xuân, dễ tin rằng cô là một công nhân lành nghề hơn là một tân sinh viên. "Đi học xong em tới thẳng chỗ làm thêm. Em dọn dẹp, rửa bát cho quán phở và dọn phòng cho khách sạn. Mấy việc đó ít người làm nên lương cao, đủ tiền cho em đi học và hỗ trợ chị gái đang là sinh viên" - Xuân nói.
Quán phở ở thị trấn Di Linh (huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) nơi Ka Xuân đến làm mỗi ngày cuối tuần, ngày lễ trong nhiều năm
Xuân thường về nhà sau 10 giờ đêm và học đến 3 giờ sáng hôm sau. Cô tâm sự: "Làng em con gái không còn học nhiều, nên em đi học không được bố và họ hàng ủng hộ. Em chọn đi làm khuya, học trễ vì giữa đêm sẽ không còn nghe ai nói năng điều gì khiến em tủi thân".
Ka Xuân ôm đàn hát ca khúc yêu thích - Video clip: MAI VINH
Xuân có năm anh chị và một người em. Lẽ ra Xuân đã học đại học vào năm 2021, nhưng cô chấp nhận tạm bỏ học đi làm kiếm tiền hỗ trợ chị gái Ka Hậu (khi đó đang học năm thứ hai ngành y của Trường đại học Tây Nguyên, Đắk Lắk).
Năm 2021, khi Xuân tốt nghiệp cấp 3 cũng là lúc chị Ka Hậu bước vào thời gian thực tập. Thời gian trực bệnh viện chiếm hết giờ đi làm thêm khiến Hậu không đủ khả năng lo chi phí sinh hoạt và học tập.
Xuân lặng lẽ đi TP.HCM. Dù đã đậu đại học nhưng thay vì nhập học, Xuân đi thẳng đến Bình Tân làm công nhân. Mức lương công nhân 7 triệu đồng, Xuân chắt chiu gửi cho chị hơn nửa, chỉ còn vỏn vẹn 1 triệu để ăn uống hằng ngày bởi cô còn phải chi 2 triệu thuê nhà và đi lại.
Ban đầu, công việc của Xuân chỉ là đóng gói bao bì sản phẩm, lâu dần Xuân kiêm luôn việc khuân vác. Hằng ngày phải chất những thùng hàng nặng khiến đôi tay cô nhiều lần bị bong gân. Xuân nén đau làm vì thương chị và cả thương ước mơ đại học của mình. Trong công xưởng, Xuân thèm đi học.
Cuối tháng 3-2023, cầm số tiền tiết kiệm được, Xuân lên Đắk Lắk để ở gần với chị. Hai chị em thuê một phòng trọ nhỏ, bảo ban nhau vừa học vừa làm. Trong thời gian này, Xuân bắt tay vào ôn thi để kịp tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
Kết quả, Xuân đạt 26,5 điểm khối C và "ẵm" trọn điểm 10 môn lịch sử. Thành tích này đã giúp Xuân đậu vào ngành công tác xã hội của Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM. "Em chọn ngành này vì nó hay. Mình được dạy cách huy động nguồn lực xã hội để giúp đỡ những người khó khăn" - Xuân chia sẻ.
Xuân bộc bạch ngày nhỏ, ước mơ của cô là trở thành một giáo viên âm nhạc. Nhưng khi lớn lên, nhìn thấy cuộc sống xung quanh, cô lại cháy bỏng mong muốn trở thành một người làm công tác xã hội chuyên nghiệp để góp phần nâng cao nhận thức của bà con đồng bào tại những vùng sâu, vùng xa.
Hỏi Xuân chuẩn bị đủ tiền đi học chưa, Xuân cười: "Không lo đâu. Xin làm phục vụ quán ăn nhiều khi không được nhưng xin dọn bếp, rửa chén thì chỗ nào cũng cần mà lương cao hơn. Em quen rồi, sẽ tự tính được".
Ka Xuân đắn đo mãi mới quyết định mua đôi giày mới để có thể đi làm thêm ở nhà hàng tiệc cưới theo quy định
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận