30/03/2025 10:12 GMT+7

Chuyện tình của ba má

50 năm trước, chiến tranh dần tàn cuộc. Ở một góc rừng Lai Khê, có người lính mơ về hòa bình và cầu mong mình sống sót trở về cưới người con gái quen biết qua thư.

Kể chuyện hòa bình - Ảnh 1.

Ba má tôi khi có đứa con đầu lòng

Đó là năm 1974, ba tôi làm hậu cần của đơn vị. Mỗi tuần, có anh lính tuần nào cũng nhận hơn chục lá thư. Anh lính ấy tham gia mục Tìm bạn bốn phương của nhiều tờ báo nên thư dồn về rất nhiều. Bữa đó, ba tôi cà rỡn nói với anh quân bưu: "Để tao duyệt qua xem sao".

Trong xấp thư, ba tôi thấy một cánh thư mực xanh giống nét chữ một người quen sống ở Cần Thơ. Bì thư ghi tên người gửi là Vân Thư, cũng đóng dấu bưu điện Cần Thơ. Ba cất bức thư vào túi áo, nói với người quân bưu: "Tao chặn lá thư này. Nhiều thư quá nó không biết và cũng không sao đâu".

Lá thư rất tình cờ

Mở thư ra đọc, chỉ là vài dòng muốn kết nối bạn bốn phương. Ba nhận ra không phải người quen mà là một cô gái lạ. Ba viết thư hồi đáp, nói rõ mình không phải anh chàng lính cô gái định làm quen mà là anh trung sĩ tiếp liệu tên là Hoài Minh.

Từ đó, ba nhận được hàng tuần lá thư của cô gái tên Anh Thư - tên thật của Vân Thư. Những ngại ngùng ban đầu dần xóa nhòa. Cô gái nói tên thật, gia đình có cha mất sớm, là chị hai và các em còn nhỏ. Cô thua ba tôi đúng 10 tuổi, đang học trung học ở Cần Thơ.

Duyên cớ cô gửi bức thư kia đi chỉ vì một hôm mẹ cô đi làm mang về một tập san phụ nữ. Cô giở tờ báo thấy dòng rao trong mục "Tìm bạn bốn phương" có anh lính Nguyễn Vũ Biên Thùy, cô nổi hứng viết thư ghẹo. Lá thư ấy ba tôi tình cờ nhìn thấy và chặn lại như thể duyên phận cố tình se kết. Từ đó bắt đầu một chuyện tình.

Ánh sáng nơi góc rừng

Nơi ba tôi đóng quân là trong một khu rừng cao su giáp biên giới Campuchia. Mùa mưa, cả khu rừng âm u, ẩm ướt. Những đêm trực gác, sương thấm lạnh cũng không bằng cái lạnh trong tâm hồn người lính vì nỗi nhớ nhung gia đình, bạn bè. Ba tôi nghĩ đến cô bạn nhỏ vừa tình cờ quen biết.

Càng viết thư trò chuyện, ba nhận ra có quá nhiều sự tương đồng giữa mình và Anh Thư, từ hoàn cảnh gia đình tới sở thích văn chương và hội họa. Ba khai tên thật, cũng kể hoàn cảnh mất mẹ từ nhỏ, cha tái hôn, ba là anh hai trong gia đình có nhiều em trai, gái trùng tên với người thân của Anh Thư.

Ba gửi tặng Anh Thư thẻ học sinh Trường Petrus Ký, bức hình dán trên thẻ mặt non choẹt, ngố ngố. 

Đáp lại bức hình của ba, lá thư sau Anh Thư gửi tới cái hình nhỏ bằng đầu ngón tay, chỉ có gương mặt cắt ra từ tấm hình chụp tập thể lớp. Cô gái trong hình có mái tóc stone ôm lấy khuôn mặt tươi sáng, có một nốt ruồi lớn ở cằm.

Từ khi có bức hình nhỏ xíu của Anh Thư, ba tôi vẽ bức hình thành những bức chân dung to nhỏ và treo đầy trong căn phòng riêng của mình ở khu căn cứ. 

Chân dung nào ba tôi cũng chấm một nốt mực đen trên cằm. Nốt ruồi ấy như thể định mệnh đánh dấu để ba tìm ra người yêu giữa cõi người. Nơi góc rừng, một ánh sáng đã thắp lên rồi cháy mãi.

Kể chuyện hòa bình - Ảnh 2.

Lễ cưới vàng, kỷ niệm 50 năm ba má thành hôn

Tàn ngày và tái sinh

Trong thời gian quen biết nhau, có hai lần Anh Thư vượt đường xa lên thăm ba tôi nơi căn cứ. Ba tôi cũng có vài lần nghỉ phép về Sài Gòn và Cần Thơ gặp gỡ và dạo phố cùng Anh Thư. 

Mỗi lần gặp rồi từ biệt, từ đáy lòng ba tôi đều lo sợ - sợ nếu phải chết đi hay bị thương què, cụt... thì sẽ làm đau lòng người con gái ấy. Đấy là nỗi sợ mà lần đầu ba tôi trải qua khi biết yêu thật sự một con người.

Trung tuần tháng 4-1975, mọi người ở miền Nam đều hiểu cuộc chiến sắp tới phút tàn cuộc. Trong lòng ba tôi chỉ còn hai mối bận tâm: sự an nguy của những người thân trong gia đình và lo lắng về Anh Thư - người con gái mà ba đã muốn gắn bó cả cuộc đời. 

Ba tôi tự nhủ "bằng bất cứ giá nào cũng phải sống qua cuộc chiến này để trở về Cần Thơ tìm em".

Ngày 29-4, dượng tôi là phi công đưa trực thăng đến đón gia đình dự kiến di tản sang Mỹ. Sau này nghe kể lại chuyện ấy, ba tôi thấy may mắn vì đã không về Sài Gòn theo lời nhắn của ông nội tôi. 

Nếu về, ba hẳn đã phải nghe lời ông nội, bay đi cùng cô dượng, chuyện tình của ba và Anh Thư sẽ phải đứt đoạn và chắc chắn đã không có tôi trên đời để kể lại câu chuyện này.

Ngày 2-5-1975, sau hai ngày đi bộ từ Lai Khê rồi bám xe đò từ Bình Dương, ba tôi về tới Sài Gòn. Cả thành phố ngợp sắc cờ và khẩu hiệu. Ổn định ít hôm, ba tôi về ngay Cần Thơ tìm thăm gia đình Anh Thư. 

May mà gia đình của Anh Thư vẫn yên ổn ở Cần Thơ. Tháng 6-1975 ba đón Anh Thư, má tôi, về chung nhà để cùng nhau bước tiếp trong một cuộc đời mới.

Những năm tháng hậu chiến, ba má tôi hết đi kinh tế mới Mộc Hóa (Long An) lại đến vùng kinh tế mới Bình Chánh. Sau này cả gia đình về Cần Thơ. 

Tới hồi ba má quyết định đưa các con ra Côn Đảo vào hè năm 1984, cuộc sống mới dần ổn định. Ba má được đi làm đúng với tài năng của mình. Bốn đứa con lớn lên được ăn học đàng hoàng và luôn kính yêu ba má.

Nhìn lại cuộc đời mình, ba tôi thường tâm sự: "Rất mừng vì sau cuộc chiến còn nguyên vẹn trở về, thực hiện được tâm nguyện tìm lại người yêu bé nhỏ để kết đôi và cùng dắt tay nhau đi trọn đường đời".

Cảm ơn bạn đọc gửi bài dự thi Kể chuyện hòa bình

Nhân kỷ niệm 50 năm hòa bình, cuộc thi viết Kể chuyện hòa bình (báo Tuổi Trẻ tổ chức, Tập đoàn Cao su Việt Nam đồng hành) để bạn đọc gửi đến những câu chuyện xúc động, khó phai của từng gia đình, từng con người cũng như tâm tư về ngày thống nhất 30-4-1975, về 50 năm hòa bình.

Cuộc thi dành cho tất cả người Việt Nam trong và ngoài nước, không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp.

Kể chuyện hòa bình nhận bài viết tối đa 1.200 chữ bằng tiếng Việt, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa gửi đến email [email protected]. Chỉ nhận bài qua email, không nhận qua đường bưu điện để tránh thất lạc.

Bài dự thi chất lượng sẽ được lựa chọn đăng trên các sản phẩm của Tuổi Trẻ, được nhận nhuận bút và các bài qua vòng sơ khảo sẽ được in thành sách (sách không trả nhuận bút - không bán). Bài dự thi phải chưa từng tham gia bất kỳ cuộc thi viết nào khác và chưa từng được đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

Tác giả gửi bài chịu trách nhiệm về bản quyền của bài viết, ảnh và video dự thi, không nhận ảnh video minh họa lấy từ trên mạng xã hội không có bản quyền. Tác giả phải ghi địa chỉ, điện thoại, email, số tài khoản, số căn cước công dân để ban tổ chức liên lạc, gửi nhuận bút hoặc giải thưởng.

Sài Gòn, 30-4 và má - Ảnh 2.

Tính đến hết ngày 26-3, cuộc thi viết Kể chuyện hòa bình đã nhận được 170 bài dự thi của bạn đọc.

Lễ trao giải và ra mắt sách Kể chuyện hòa bình

Ban giám khảo gồm các nhà báo, nhà văn hóa tên tuổi cùng đại diện báo Tuổi Trẻ sẽ xét duyệt chấm giải từ các bài đã qua sơ khảo và chọn trao thưởng cho những bài dự thi chất lượng.

Lễ trao giải, ra mắt sách Kể chuyện hòa bình và đặc san báo Tuổi Trẻ 30-4 dự kiến tổ chức tại Đường sách TP.HCM vào cuối tháng 4-2025. Quyết định của ban tổ chức là quyết định cuối cùng.

Giải thưởng Kể chuyện hòa bình

- 1 giải nhất: 15 triệu đồng + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 2 giải nhì: 7 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 3 giải ba: 5 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 10 giải khuyến khích: 2 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 10 giải bạn đọc bình chọn: 1 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

Số điểm bình chọn được tính dựa trên tương tác với bài viết, trong đó 1 sao = 15 điểm, 1 tim = 3 điểm, 1 like = 2 điểm.

Các giải thưởng còn được kèm giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ 30-4.

Ban tổ chức

Chuyện tình của ba má - Ảnh 3.Kể chuyện hòa bình: Giờ chót của chiến tranh

Bài dự thi cuộc thi viết Kể chuyện hòa bình của Hoàng Đôn Nhật Tân, về một cuộc hợp phố cảm động vào ngày 30-4-1975.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên