01/04/2025 10:41 GMT+7

Chuyện tình ái riêng tư phơi bày lên mạng xã hội: Sao phải hóng drama vô bổ?

Đã đến lúc cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa cần mạnh tay hơn với những sự việc tương tự. Nếu có dấu hiệu vi phạm chiếu theo quy định hiện hành cần mạnh tay xử lý.

hóng drama - Ảnh 1.

Một trong những hình ảnh được chia sẻ trên mạng phản đối câu chuyện của hai nhân vật - Ảnh từ Internet

Chuyện tình tiền của cặp đôi nổi tiếng ViruSs làm dậy sóng với 1,5 triệu lượt xem livestream, khiến nhiều người không khỏi tò mò và hóng drama. Sự kiện này không chỉ là một hiện tượng mạng xã hội mà còn là một bài học về việc sử dụng thời gian và tiền bạc của giới trẻ. 

Chuyện gì vậy? Hai người đó là ai? Ủa đang có trend gì mới hả mọi người?... Những câu hỏi vài ngày qua không ít lần được nghe của nhiều người khác nhau. Tóm tắt thế này: hai bạn trẻ từng quen nhau, rồi giờ kẻ này tố người kia ngoại tình và có mượn tiền, người còn lại nói có quen nhưng không hề yêu đương gì.

Như cái loa phường, anh con trai (mà thế giới mạng phong cho là "tứ đại streamer" gì đấy) lu loa trên hết phiên live này đến lúc live khác huyên thuyên giải thích chuyện nọ chuyện kia về mối quan hệ của cả hai (có nhắc đến người thứ ba).

Và cô gái (nghe là một rapper) lên tiếng thách thức, muốn vào livestream của anh này "đối chất" xem vì sao "anh người yêu lại không dám cho xuất hiện cùng".

Chuyện tình - tiền riêng tư của hai người bỗng chốc chiếm sóng, trở thành chủ đề bàn tán khắp cõi mạng. Không hiểu sao nhiều người lại quá quan tâm và chờ đợi để hóng hai người từng nói là yêu nhau ấy "giải thích, trình bày mà có phần như muốn bóc mẽ nhau" như vậy nhỉ! Đến mức theo thống kê, buổi livestream tối 28-3 đã có khoảng 1,5 triệu lượt xem!

Mà buổi live ấy không miễn phí, muốn vào hóng người xem cần bỏ một khoản tiền mới được cấp quyền xem. Vô hình trung, chính sự tò mò hóng hớt của hàng triệu người bỗng chốc làm dày ví cho chủ nhân câu chuyện mà có người nói rằng các nhân vật đang diễn như không diễn để thu lợi.

Nghe đâu số tiền thu được từ buổi live ấy tính bằng tiền tỉ chứ không ít.

Điều đáng nói câu chuyện này thành chủ đề rôm rả khắp các diễn đàn mạng xã hội toàn người trẻ, thậm chí nói không hồi kết trong lớp học, giờ nghỉ của học sinh, sinh viên.

Khán giả cứ vô tư xuống tiền để vào hóng dù không biết để làm gì và được gì.

Thống kê năm 2024 có hơn 72,55 triệu tài khoản người dùng mạng xã hội ở Việt Nam. Nếu khai đúng và đủ, bắt buộc đều phải từ 18 tuổi trở lên. Con số này sẽ chẳng nói lên sức mạnh tiếp cận công nghệ hay bắt kịp xu hướng thế giới nếu chỉ quan tâm hóng hớt những thứ vô bổ.

Đã đến lúc cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa cần mạnh tay hơn với những sự việc tương tự. Nếu có dấu hiệu vi phạm chiếu theo quy định hiện hành cần mạnh tay xử lý.

Hãy là những người sử dụng mạng thông minh và tỉnh táo. Đừng để bị dắt mũi hay cuốn vào những ồn ào vớ vẩn trong thế giới mạng tưởng ảo nhưng lại rất thật. Làm sao nói chuyện chuyển đổi số khi mà kỹ năng, dân trí sử dụng mạng chỉ dừng ở mức ấy. Đáng buồn lại rơi vào phần đông người trẻ!

Có nhiều câu hỏi khác bật ra từ sự kiện này không thể không suy nghĩ. Người dùng mạng mà phần nhiều là giới trẻ có dư thời gian, thừa tiền bạc và rảnh đến thế không? Cả triệu người sẵn sàng thức đêm thức hôm để nghe mấy thứ nhảm nhí vậy à?

Bài học gì khi theo dõi diễn biến vụ việc đó? E là không có cái gì để học. Có chăng chỉ để góp chuyện nếu lỡ hội bạn có nhắc hay để mình không lỡ trend, không bị hội chứng FOMO (sợ bị bỏ lỡ).

Chuyện tình ái riêng tư cháy khắp mạng xã hội: Sao phải hóng thứ vô bổ? - Ảnh 3.Từ drama cháy khắp cõi mạng của ViruSs: Cơn sốt hay hiểm họa tâm lý?

Drama của ViruSs gây sốt với 4 triệu người theo dõi, liệu có tiềm ẩn hiểm họa tâm lý? Từ hiệu ứng FOMO đến sự hài lòng từ schadenfreude, hiện tượng này ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên