Chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình là chuyến công du đầu tiên năm 2025

Truyền thông Trung Quốc kỳ vọng chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam sẽ tạo động lực mới cho hợp tác thực chất giữa hai nước.

Trung Quốc - Ảnh 1.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Tân Hoa Xã

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14 và 15-4. 

Chuyến thăm diễn ra đúng vào Năm giao lưu nhân văn và dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (1950 - 2025).

Theo thông tin từ Nhân Dân Nhật Báo và Tân Hoa xã ngày 13-4, sự kiện này được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng, không chỉ từ góc độ nghi thức ngoại giao, mà còn thể hiện cam kết của hai nước trong việc duy trì đối thoại chính trị cấp cao và thúc đẩy hợp tác song phương.

Tờ Nhân Dân Nhật Báo nhấn mạnh đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trong năm 2025, đồng thời là chuyến thăm đầu tiên tới khu vực láng giềng sau Hội nghị Trung ương về công tác đối ngoại khu vực của Trung Quốc vào ngày 9-4.

Củng cố tình hữu nghị truyền thống

Theo Tân Hoa xã, từ sau Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, phương châm "thân, thành, huệ, dung" (thân thiện, chân thành, cùng có lợi, bao dung) đã được xác lập làm định hướng đối ngoại với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.

Dựa trên nền tảng hữu nghị chính trị, Trung Quốc thể hiện mong muốn củng cố quan hệ hữu nghị với Việt Nam thông qua các cơ chế hợp tác thực chất, có chiều sâu và mang tính ổn định lâu dài.

Chuyến thăm lần này đánh dấu lần thứ tư Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm chính thức Việt Nam trên cương vị hiện tại. 

Các cơ quan truyền thông Trung Quốc nhận định rằng sự kết nối, trao đổi giữa hai Đảng, hai nước là nền tảng đảm bảo định hướng bền vững cho quan hệ song phương.

Tân Hoa xã cũng nhắc đến chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình vào tháng 12-2023, trong đó hai bên nhất trí nâng tầm hợp tác thông qua đề xuất phương hướng "6 hơn" và tuyên bố xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung - Việt mang ý nghĩa chiến lược.

Các bài viết của các cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc cũng thường xuyên dẫn lại câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quan hệ "vừa là đồng chí, vừa là anh em" của hai nước, thể hiện chiều sâu chính trị và sự tiếp nối lịch sử trong mối quan hệ giữa hai Đảng và hai nước.

Thúc đẩy hợp tác thực chất và chiến lược

Trong thông điệp ngày 13-4 của Tân Hoa xã, hợp tác kinh tế tiếp tục là một trong những trọng tâm trong quan hệ Trung - Việt.

Theo đó, hãng thông tấn Trung Quốc cho biết Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong hơn 20 năm liên tiếp, trong khi Việt Nam cũng giữ vai trò là đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc trong ASEAN. Năm 2024, tổng kim ngạch thương mại song phương được ghi nhận vượt 260 tỉ USD.

Hoạt động thương mại biên giới giữa hai nước được mô tả là sôi động, phản ánh sự kết nối ngày càng chặt chẽ trong chuỗi cung ứng và hệ thống logistics giữa hai nền kinh tế. 

Truyền thông Trung Quốc dẫn một số ví dụ tiêu biểu như hoạt động giao thương tại cửa khẩu Hữu Nghị, Trung tâm giao dịch trái cây Trung Quốc - ASEAN tại Sùng Tả (Quảng Tây).

Bên cạnh đó, các dự án hạ tầng đô thị như tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông cũng được Tân Hoa xã đề cập như minh chứng cho sự hợp tác hiệu quả của Trung Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực phát triển dân sinh và giao thông công cộng.

Theo tờ Nhân Dân Nhật Báo, ngoài các lĩnh vực hợp tác truyền thống, những ngành mới như kinh tế số, năng lượng tái tạo và hạ tầng kết nối xuyên biên giới ngày càng được hai bên chú trọng.

Các hoạt động đầu tư và phát triển của Trung Quốc tại Việt Nam trong những lĩnh vực có tính kết nối cao với chuỗi cung ứng và hạ tầng khu vực tiếp tục được thúc đẩy, phản ánh triển vọng hợp tác song phương ngày càng mở rộng về cả quy mô và chiều sâu.

Năm giao lưu nhân văn 2025 cũng được Tân Hoa xã kỳ vọng như một hoạt động biểu trưng cho quan hệ hữu nghị song phương. Khi một số chương trình như giải bóng đá hữu nghị, giao lưu văn nghệ và hợp tác du lịch tiếp tục được duy trì, qua đó góp phần tăng cường hiểu biết và kết nối giữa người dân hai nước.

Truyền thông Trung Quốc kỳ vọng rằng thông qua chuyến thăm lần này, lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ cùng trao đổi, thống nhất định hướng hợp tác chiến lược, duy trì đối thoại chính trị cấp cao, làm sâu sắc hợp tác kinh tế, thương mại và củng cố quan hệ song phương trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi và phát triển bền vững.

Trung Quốc - Ảnh 3.

Dữ liệu: THANH HIỀN - Nguồn: BỘ NGOẠI GIAO - Đồ họa: NGỌC THÀNH

Truyền thông Trung Quốc kỳ vọng chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình mở ra chương mới hợp tác - Ảnh 3.Những điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra đúng trong 'Năm giao lưu nhân văn', kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (1950 - 2025).

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên