Phóng to |
Cảnh sát giao thông xử phạt một trường hợp vi phạm theo nghị định mới (ảnh chụp trên đường Cách Mạng Tháng Tám, Q.3, TP.HCM) - Ảnh tư liệu |
TTO xin trích đăng:
Lợi ích của việc sang tên, đổi chủ 1) Cần nhận thức việc làm thủ tục chuyển quyền, sang tên tài sản là quyền và lợi ích của cả hai bên, nhất là người mua vì mình được pháp luật công nhận quyền sở hữu tài sản, không ai có thể thay đổi. Người mua trở thành chủ sở hữu (mới) của tài sản thì chủ cũ không còn quyền gì nữa. Người mua không sợ bị người nhà chủ cũ đòi lại để chia thừa kế khi chủ cũ qua đời (nếu chỉ ủy quyền). 2) Lâu nay có hiện tượng làm ủy quyền để che đậy việc mua bán. Trước mắt thì né được thuế và lệ phí trước bạ. Tuy nhiên, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Người bán không sang tên thì vẫn là chủ phương tiện, sẽ phải có trách nhiệm nếu phương tiện gây tai nạn (dù người khác sử dụng). Nếu phương tiện được sử dụng để gây án hình sự thì càng rắc rối. Như vậy, việc thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản là quyền lợi của hai bên mua bán, được pháp luật bảo vệ. Sở dĩ họ không muốn làm đầy đủ thủ tục mua bán có thể do quá nhiều quy định nhiêu khê, chi phí tốn kém. Nhà nước cần cải tiến, tạo thuận lợi chính là để bảo vệ quyền lợi cho nhân dân. Ngoài ra, cũng góp ý thêm: 1. "Xử phạt chủ phương tiện không chuyển quyền sở hữu" là quy định không rõ ràng. Những người có thẩm quyền cũng giải thích không chính xác. Nếu nói xử phạt "chủ phương tiện" thì phải hiểu là phạt chủ xe, tức là người còn đứng tên trên cà-vẹt, nghĩa là người bán. Nhưng lại có ý kiến khẳng định là phải xử phạt người mua vì không chịu làm thủ tục sang tên cho mình (?). 2. Giao CSGT xử phạt chủ phương tiện không chuyển quyền sở hữu là "đá lộn sân". Nếu có quy định xử phạt liên quan đến sở hữu phương tiện chỉ thuộc thẩm quyền cơ quan thuế, dù đó là xe gắn máy, ôtô, tàu thuyền, máy bay... |
Nhà nước trước hết phải tuyên truyền việc sang tên, đổi chủ. Thủ tục phải gọn nhẹ để người dân đỡ mất thời gian. Phí thu phải hợp lý. Có như vậy người dân mới thoải mái thực hiện nghĩa vụ của mình.
+ Việc sang tên đổi chủ nên cần có thời gian. Xe máy phải phân loại có bảng giá thuế cụ thể, tất cả xe máy khi mới mua đã nộp thuế đầy đủ mới có biển số đăng ký do CSGT cấp. Vì vậy khi mua bán xe cũ đã qua sử dụng thì nên có một định mức thuế thật rõ ràng áp dụng cho từng loại xe, niên hạn đã qua sử dụng...
Ví dụ một chiếc xe máy cũ có giá dưới 5 triệu đồng (có xe vài ba triệu đồng) đã qua thời gian sử dụng trên 10 năm, thì Nhà nước chỉ nên thu lệ phí chuyển đổi đăng ký, mức thu vài trăm ngàn đồng.
Thông thường người dân có thu nhập thấp là những người sử dụng loại xe này. Những xe loại này có chiếc đã mua đi bán lại nhiều lần kèm theo giấy đăng ký gốc của xe, nay không tìm ra chính chủ nên khó lòng đăng ký lại. Việc này đề nghị công an phường, xã tập trung rà soát trong địa phương, lập thủ tục cho người dân đăng ký mới tại địa phương, sau đó hồ sơ chuyển đến phòng CSGT để xin cấp đăng ký mới.
Đề nghị CSGT nên tiến hành kiểm tra và phạt nghiêm những lỗi về an toàn giao thông: không có giấy phép lái xe môtô, không đội mũ bảo hiểm, chở ba, lạng lách đánh võng, tổ chức đua xe, không mua bảo hiểm, xe không có kính chiếu hậu đúng thiết kế ban đầu của xe.
+ Cần có giải pháp cụ thể để chuyển đổi sở hữu xe.
Thứ nhất: thủ tục chuyển đổi sở hữu xe đơn giản.
Thứ hai: trường hợp người sở hữu xe không liên lạc được người chủ bán trước đây (trong quá trình mua bán xe từ chủ này qua chủ khác và lưu hành từ tỉnh này sang tỉnh khác rất khó cho việc đi lại để tìm chủ xe). Cần phải giải quyết trường hợp này như thế nào cho phù hợp, thuận tiện cho dân.
Theo tôi, nếu trường hợp không tìm được chủ xe sở hữu trước đây thì cần xác minh ở địa phương mà chủ xe mới đang ở là đủ. Làm như vậy cơ quan chức năng có thể quản lý tất cả các xe đang lưu hành.
Nếu không làm biện pháp trên, có thể khó kiểm soát hết các phương tiện lưu thông trong cả nước, càng khó kiểm soát hơn là vùng sâu vùng xa và gây khó khăn cho người nghèo mua xe cũ với giá rẻ, không sang tên để làm phương tiện lưu thông trước đây.
+ Tâm lý người dân nói chung không ai không muốn đứng tên chủ sở hữu chiếc xe mà mình bỏ tiền ra mua. Nhưng rất nhiều người không đứng được tên, theo tôi, có những lý do sau:
1. Chi phí chuyển nhượng còn cao, có thể nói là tốn kém (cái này quá nhiều người phân tích rồi).
2. Thủ tục quá rườm rà: trường hợp chuyển nhượng trong tỉnh cũng đã rườm rà, người mua - bán phải chạy đi chạy lại tới cơ quan công an, thuế... mấy lần mới làm được. Người mua - bán khác tỉnh còn rườm rà hơn. Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ người đăng ký tạm trú tại các địa phương không được đứng tên. Như vậy, vô tình đẩy những người này vào thế cực khó, gần như buộc họ nhờ người địa phương (có hộ khẩu thường trú) đứng tên.
Luật cư trú cho phép họ được cư trú, sinh sống, làm việc bất cứ đâu trên lãnh thổ Việt Nam, tại sao lại không cho họ được quyền sở hữu phương tiện đi lại, vậy họ đi làm, đi học... bằng gì?
Còn nếu cứ như hiện nay, ví dụ tôi đang tạm trú tại TP.HCM, hộ khẩu thường trú của tôi ở tận Lạng Sơn, tích góp mua được cái xe cũ chưa tới 10 triệu, giờ làm thủ tục sang tên, đổi chủ tôi phải về tận quê để làm, tốn mất 5 triệu nữa (chi phí đi lại, mà phải tiết kiệm mới đủ).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận