TTCT - Vừa qua, việc giáo viên ở tỉnh Quảng Nam bị nợ các khoản tiền lên đến 25 tỉ đồng đã gây chấn động tâm lý những người thầy trong ngành giáo dục. Ông Hà Quang MinhTừ đầu năm học đến nay đã có khoảng 10 giáo viên làm đơn xin nghỉ dạy vì điều kiện gia đình khó khăn, trong đó Trường mẫu giáo Quế Phú 1, huyện miền núi Quế Sơn có đến ba nữ giáo viên xin nghỉ dạy. Lương của họ chỉ có 800.000 đồng/tháng khi phải dạy cả ngày, lại còn bị nợ.Mặt khác, phần lớn giáo viên đều vay tín chấp ngân hàng để mua sắm phương tiện đi lại, vật dụng sinh hoạt. Việc nợ tiền ngân hàng làm không ít giáo viên phải trả lãi cao do chậm trả nợ. Đời sống thiếu trước hụt sau, lại gánh thêm nỗi lo nợ ngân hàng. Đâu là lối ra cho vấn đề bức xúc này nhằm ổn định đời sống giáo viên, đảm bảo chất lượng dạy học và hoạt động của nhà trường?* Thưa ông, tại sao giáo viên đã nghèo lại còn bị nợ triền miên?- Tôi khẳng định lại rằng không hề có chuyện nợ lương giáo viên. Toàn bộ giáo viên của ngành vẫn được chi trả lương đầy đủ và đúng thời gian. Điều này vẫn đảm bảo tương đối đời sống của giáo viên. Các khoản còn nợ là tiền tăng giờ, nợ chế độ chính sách cho giáo viên, cán bộ quản lý trường chuyên biệt, vùng đặc biệt khó khăn; tiền chênh lệch do tăng lương, tiền phụ cấp...Chỉ riêng 33 trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh thì có đến 22 trường và thêm tám trường THPT bán công đều có các khoản nợ đối với giáo viên (chẳng hạn tỉnh còn nợ giáo viên 22 trường THPT công lập 2,635 tỉ đồng năm học 2005-2006). Số tiền nợ này của giáo viên do họ dạy tăng tiết, do tăng mức lương tháng tối thiểu từ 290.000 đồng lên 350.000 đồng, rồi 450.000 đồng nhưng chưa bù cho họ...Nguyên nhân bị nợ do qui mô giáo dục ngày càng tăng, định mức 2,5 giáo viên/lớp nhưng hiện nay ở Quảng Nam chỉ đáp ứng 1,8 giáo viên/lớp. Thiếu hụt đến 417 giáo viên nhưng biên chế cho ngành lại không cho tăng. Vì thế thầy cô phải dạy thêm giờ và số giờ này được nhân hệ số 1,5. Số tiền tiết dạy chưa được phân bổ thì lại gánh thêm tiền dạy ngoài giờ nữa. Trước mỗi năm học, ngành đã làm dự toán trình tỉnh nhưng không được xem xét bởi ngân sách tỉnh nghèo như Quảng Nam cũng có hạn.Có những khoản trung ương chưa cân đối về cho tỉnh nên chưa có tiền. Ví dụ như khoản chi chính sách phụ cấp vùng đặc biệt, khó khăn. Một số khoản còn nợ giáo viên bởi dù kết thúc năm học nhưng chưa kết thúc năm tài chính nên cơ quan tài chính chưa thể làm thủ tục chi. Rồi tiền bù học phí, tiền miễn giảm học phí cho các đối tượng học sinh do Sở Tài chính, Sở LĐ-TB&XH trả cho các trường bán công nhưng các sở này chi chưa kịp. Mặt khác, trong khi các địa phương khác, giáo viên được nhận thêm phần hỗ trợ học phí nhưng Quảng Nam thì không, vì thế đời sống giáo viên ở đây vốn đã chật vật nay khó khăn hơn do giá cả sinh hoạt tăng vọt. Thế nhưng chủ trương tăng học phí thì không thể bởi mức sống người dân Quảng Nam vẫn còn thấp. * Có thông tin cho hay nhà trường, địa phương lấy khoản chi lương cho giáo viên sử dụng việc khác?- Tôi cũng chưa phát hiện được trường nào có hành động như vậy. Khoản nợ ở các trường chúng tôi đều điều tra cụ thể. Chẳng hạn số nợ tiền tăng giờ ở 22 trường THPT tất cả là 123.329 tiết học năm học 2005-2006. Tiền nợ nhiều nhất ở Trường Huỳnh Ngọc Huệ đến 373 triệu đồng, thấp nhất là Trường Tây Giang hơn 2 triệu đồng. Các cấp mầm non, tiểu học, THCS đều do cấp chính quyền huyện quản lý nên tôi không thể nắm hết được. Thế nhưng, lấy ngân sách giáo dục để chi sang các hoạt động khác là sai trái. Nguy hiểm hơn nữa là nó tác động đến tâm lý thầy cô, làm họ không yên tâm dạy học.* Thưa ông, làm sao đảm bảo chất lượng dạy học khi thầy cô giáo bị nợ tiền nhiều như thế?- Quả thật, việc nợ giáo viên là không nên, nhưng thầy cô cũng phải thông cảm vì ngân sách tỉnh eo hẹp, đầu tư không tăng kịp đòi hỏi của qui mô giáo dục. Theo tính toán của tôi, mặc dầu bị nợ nhưng lương, phụ cấp của mỗi giáo viên THPT của tỉnh khoảng 2 triệu đồng là có thể đảm bảo cuộc sống tối thiểu được. Còn những giáo viên ở vùng sâu, vùng xa quả thật là có khó khăn. Nếu phụ cấp, các khoản khác được chi trả kịp thời sẽ giúp họ ổn định cuộc sống hơn. Các nghề khác bị nợ lương thì người lao động sẽ bị ảnh hưởng công việc, nhưng với ngành giáo dục, thầy cô theo nghiệp dạy học không phải là vì tiền. Tôi khẳng định rằng giáo viên ở đây vẫn dạy học bằng tất cả trách nhiệm, chưa có người nào phản ứng do nợ lương.* Bao giờ những khoản nợ này sẽ được giải quyết?- Khoản nợ đối với giáo viên tám trường THPT bán công đã được Sở Tài chính thông qua và UBND tỉnh đồng ý lấy từ nguồn giáo dục - đào tạo chưa phân bổ ngân sách tỉnh năm 2007 giải quyết. Còn các khoản khác, tỉnh đang cho kiểm tra và tính toán nguồn chi. Tỉnh đã hứa giải ngân các khoản nợ này, chậm nhất là cuối tháng mười một hoàn thành.* Làm sao để không còn tái diễn việc nợ nần này?- Muốn giải quyết các khoản theo qui định cho giáo viên, đảm bảo công tác chế độ, chính sách đối với người thầy thì phải tăng thêm 10% ngân sách giáo dục hằng năm. Trước mắt, Sở GD-ĐT cần được bổ sung chi thường xuyên 5 tỉ đồng trong năm nay. Về lâu dài cần có những cơ chế chính sách khác để cải thiện đời sống giáo viên.Tỉnh sẽ trích tiền để trả nợ“Đầu tư cho ngành giáo dục 600 tỉ đồng/năm đã là quá sức đối với tỉnh, trong khi tổng thu địa phương mỗi năm chỉ hơn 1.000 tỉ đồng. UBND tỉnh vừa tổ chức cuộc họp giữa các ngành để xác định lại số nợ 25 tỉ đồng thuộc năm học nào. Hiện tại số nợ này vẫn đang ước tính chứ chưa có số liệu cụ thể. Đồng thời yêu cầu ngành tài chính kiểm tra lại các khoản nợ và xác định trách nhiệm ở đâu. Trong thời gian tới, khi nào có kết quả xác minh, tỉnh sẽ tính toán trả nợ cho giáo viên, trên tinh thần lao động của giáo viên thì phải được ghi nhận, được chi trả kịp thời để thầy cô yên tâm dạy học, đảm bảo đời sống gia đình”. undefined Lấy tiền giáo dục chi việc khácTừ tháng 5-2007, khi làm việc với công đoàn ngành giáo dục các huyện, thị xã, chúng tôi đã nghe báo cáo có tình trạng nợ tiền giáo viên. Song khi hỏi cụ thể từng trường thì cán bộ công đoàn huyện, thị không nắm được. Có trường hợp là một số trường sử dụng tiền công tác phí của giáo viên chi các khoản khác, sau đó nợ nên bây giờ yêu cầu các trường đó phải trả lại tiền cho giáo viên. Một số huyện lấy các khoản chi ngoài lương cho giáo dục để chi các việc khác. Từ đó nợ giáo viên năm này chồng chất năm khác, làm số tiền nợ đội lên.Ông Nguyễn Sang (thường trực Công đoàn ngành GD-ĐT Quảng Nam Tags: Giáo viênNgân sách giáo dụcNợ lương giáo viên
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Nhiều người ở TP.HCM bắt đầu đi làm, đi học bằng metro CHÂU TUẤN 23/12/2024 Từ sáng đến trưa 23-12, không ít người dân ở TP.HCM cho biết đây là lần đầu tiên dùng metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên để đi làm, đi học.
Panama đáp trả ông Trump về đe dọa 'đòi lại' kênh đào THANH HIỀN 23/12/2024 "Mỗi mét vuông của kênh đào Panama và các khu vực lân cận đều thuộc về Panama và sẽ tiếp tục thuộc về Panama".
Hàng loạt đại học phát cảnh báo chiêu lừa đảo học bổng, giảm học phí cho sinh viên MINH GIẢNG 23/12/2024 Hàng loạt trường đại học phát cảnh báo chiêu trò lừa đảo sinh viên về học bổng, giảm học phí khi chuyển khoản cho cá nhân.
Nên 'bêu' tên người xả rác bừa bãi như cách làm của người Nhật? THANH NY 23/12/2024 Để trị 'bệnh' xả rác bừa bãi, hãy học người Nhật cách xử lý người thiếu ý thức nơi công cộng.