TTCT - Cả một xã hội, khởi đi từ cái nôi gia đình, chăm chút nuôi dưỡng tình yêu đọc sách cho trẻ nhỏ… Năm ngoái, tôi đi họp phụ huynh đầu năm cho bé út 10 tháng tuổi ở nhà trẻ gần nhà. Buổi họp để lại một ấn tượng đặc biệt: Cô bảo mẫu giới thiệu tủ sách trong lớp, kèm một chương trình đọc sách dành cho các bé dưới 1 tuổi và kế hoạch đi thăm các thư viện cùng các cháu. Năm nay, do đại dịch Covid, kế hoạch đi thăm thư viện bị hủy bỏ, nhưng hằng ngày các bé được cô bảo mẫu đọc sách cho nghe ít nhất 30 phút. Một buổi giới thiệu sách cho trẻ em tại thư viện ở Pháp (Ảnh: Nguyên Kan)Đó là cách mà người Pháp nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho những đứa trẻ, bắt đầu từ rất sớm. Theo thống kê của Statistica, 25% người Pháp đọc hơn 20 cuốn sách mỗi năm, 40% đọc 5-19 cuốn sách/năm, 26% đọc từ 1-4 cuốn. Ước tính trung bình một năm, mỗi người Pháp đọc khoảng 6,4 cuốn sách.Nhưng trong thời đại bùng nổ của các thiết bị điện tử thông minh, các nhà giáo dục Pháp không khỏi lo lắng về thói quen đọc sách của học sinh. Họ bắt đầu thực hiện những biện pháp quyết liệt hơn để củng cố hoạt động đọc sách của trẻ.Ở Pháp, trong bất kỳ môi trường giáo dục nào, thư viện là không thể thiếu. Thư viện các trường đại học mở cửa chào đón tất cả mọi người (với một khoản phí làm thẻ rất nhỏ) chứ không giới hạn cho sinh viên của trường. Từ hệ thống nhà trẻ, mỗi phòng học đều có một giá sách, lớn hơn thì có thư viện trường. Nhà trường đưa giờ đọc sách, thuyết trình giới thiệu sách hay vào chương trình học, hằng tuần cho các cháu mượn một cuốn sách mang về. Đầu năm học, giáo viên sẽ phát cho học sinh danh mục sách được lựa chọn phù hợp với lứa tuổi, trình độ, sở thích… Gần đây, một số trường học ở Pháp thực hiện chương trình “Im lặng đọc sách” trong vòng 15 phút trước khi giờ học bắt đầu. Trong 15 phút đó, cả học sinh và giáo viên ngồi tại chỗ của mình, đọc sách trong im lặng.Các nhà trẻ, mẫu giáo và trường tiểu học liên kết chặt chẽ với thư viện thành phố. Mỗi năm đều có vài ba chuyến thầy cô giáo cùng phụ huynh đưa học sinh đến thăm thư viện, nơi các em được nghe các thủ thư giới thiệu những đầu sách theo chủ đề, và đọc cho các cháu nghe trích đoạn vài cuốn sách. Buổi đọc sách thường dừng lại ở một đoạn hấp dẫn nào đó, kết thúc với lời thủ thư: “Nếu các cháu muốn nghe tiếp, có thể nhờ bố mẹ tới mượn về”. Đấy là cách họ cho bọn trẻ biết rằng có một nơi có nhiều sách hay đủ mọi thể loại, các cháu đến đọc tùy thích và có thể mượn về.Tôi thường gặp trẻ nhỏ ở thư viện thành phố vào thứ tư và thứ bảy vì đây là ngày mà các cháu được nghỉ học. Trong khi đại dịch Covid hiển hiện, tụi nhỏ vẫn tới thư viện tìm niềm vui dù ai cũng phải đeo khẩu trang. Trẻ em ở Pháp có rất nhiều lựa chọn để đọc. Đây là một góc đọc sách tại trường mầm non. (Ảnh: Nguyên Kan)Nước Pháp có khoảng 16.000 thư viện lớn nhỏ. Năm 2016, Bộ Văn hóa ghi nhận có tới 279,5 triệu lượt mượn các ấn phẩm từ thư viện, trong đó có 208,7 triệu lượt mượn sách. Hình thức thư viện số được triển khai vào cuối năm 2014, với số lượt mượn sách điện tử ngày càng tăng: năm 2015 là khoảng 67.500 lượt, năm 2018 tăng lên hơn 500.000. Khi nước Pháp đối phó với đại dịch COVID, chỉ từ tháng 1 đến tháng 5, lượt mượn sách điện tử đã vượt con số nửa triệu.Thư viện đồng thời là không gian cho rất nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật để thu hút độc giả, đào tạo cho trẻ về khoa học, hội họa, hướng dẫn học sinh viết truyện tranh, hoặc chiếu phim miễn phí.Chính phủ Pháp đang cố gắng “phủ sóng” tủ sách tại các địa điểm công cộng. Tại các siêu thị lớn, ga tàu hay công viên, trên đường phố, đầu các ngôi làng... đều dễ dàng bắt gặp góc đọc sách, với tủ sách để ngỏ, ghi chú rõ độc giả có thể lấy những cuốn mình thích và góp thêm sách. Những chiếc xe buýt của thư viện được thiết kế như một tủ sách di động, chở sách đến các vùng xa xôi theo lịch hằng tuần, độc giả có thể đăng ký trước những cuốn sách họ muốn mượn. Ngay cả bệnh viện cũng có thư viện, những người già về hưu thường đến viện nhi để đọc sách cho các em nhỏ. Ảnh: pinterestNăm đầu tiên ở Pháp, chúng tôi được mời về vùng quê đón Giáng sinh cùng bố mẹ một người đồng nghiệp của chồng tôi. Căn nhà của ông bà có rất nhiều sách. Chiều nào cũng vậy, khi cháu nội của ông, lúc này mới 1 tuổi rưỡi, ngủ dậy, cô bé sẽ đi tới tủ sách, chọn một cuốn và ông bà đọc sách cho cháu nghe với một niềm say mê bất tận. Điều đáng ngạc nhiên là con gái tôi, lúc đó 4 tuổi, vừa mới sang Pháp, chưa hiểu tiếng Pháp nhiều, cũng chăm chú ngồi nghe. Con nói với tôi rằng chỉ cần ngồi xem những bức tranh trong sách thôi con cũng thích rồi, chưa kể giọng đọc của ông bà rất vui.Trong những gia đình Pháp tôi từng gặp và trò chuyện, nhà nào cũng có ít nhất một tủ sách và đọc sách cho con nghe là hoạt động không thể thiếu, tựa như việc ăn uống mỗi ngày vậy. Đó thực sự là cái nôi đầu tiên giúp trẻ em hình thành và nuôi dưỡng tình yêu đọc sách. Họ là những ví dụ sống động cho thấy nếu cha mẹ là những người thích đọc sách thì con cái cũng dễ trở thành những người như vậy, và ngược lại. ■ Tags: Đọc sáchĐọc sách cùng conThư viện PhápGiáo dục mầm non ở PhápNgô Thị Phương Lê
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Ông Phan Văn Mãi: TP.HCM phải 'đá tiền đạo' khi đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình THẢO LÊ 23/12/2024 Ví như một đội bóng, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi xác định TP.HCM phải nằm trong đội hình chính và có vai trò đá tiền đạo.
Công bố Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 với nhiều nội dung mới TRỌNG NHÂN 23/12/2024 Ngoài tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp, năm 2025, báo Tuổi Trẻ tổ chức thêm ba ngày hội Tự tin vào lớp 10 tại TP.HCM và Hà Nội.
Quyền lực của tỉ phú Elon Musk lớn cỡ nào? DUY LINH 23/12/2024 Sự kết hợp giữa tỉ phú Elon Musk và Tổng thống đắc cử Donald Trump đang bắt đầu tạo ra những cơn sóng làm chao đảo chính trường Mỹ.
CĐV Singapore xếp hàng xuyên đêm mua vé trận bán kết gặp Việt Nam HƯNG THỊNH 23/12/2024 Cổ động viên Singapore xếp hàng xuyên đêm bên ngoài sân Jalan Besar chờ mua vé trận bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024 với tuyển Việt Nam ngày 26-12.