TTCT - Buổi tập chiều cuối tháng 3-2012 của CLB bóng rổ Ngã Bảy xôn xao vì thông tin Diệp Phước Lộc (đội Sóc Trăng) mất do đột quỵ. Ai cũng tiếc cho một mầm xanh vừa chớm nở đã ra đi. Cũng từ sự kiện trên mà việc kiểm tra sức khỏe các thành viên CLB được lên kế hoạch nghiêm túc hơn. Phóng to Lão tướng Huỳnh Xảo Thanh - Ảnh: D.T.H. “Dù là sân chơi phong trào, nhưng cái gì cũng phải nghiêm túc” - anh Nguyễn Sơn Điền, giám đốc Trung tâm Văn hóa - thông tin - thể thao thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang), nhấn mạnh hai chữ “nghiêm túc”. Cho nên không lạ khi người ta thấy có cả một trang blog “bóng rổ Ngã Bảy” trên mạng, còn hệ thống năng khiếu bao gồm đủ các lứa U-12, U-15, U-17 được tuyển chọn cũng hết sức nghiêm túc từ trường học. Từ cái sân chèm nhẹp Điều căn bản nhất, “nghiêm túc” nhất mà anh Nguyễn Sơn Điền, giám đốc Trung tâm Văn hóa - thông tin - thể thao thị xã Ngã Bảy, làm được là thuyết phục lãnh đạo huyện Phụng Hiệp đưa bóng rổ vào trường học. Ông Huỳnh Xảo Thanh - 57 tuổi, cựu danh thủ đội bóng rổ Phụng Hiệp trước năm 1975 (nay đổi tên là Ngã Bảy) - nhớ lại: “Tuyển Phụng Hiệp ngày xưa là một trong những đội mạnh của miền Nam gồm có Sóc Trăng, Cần Thơ, Quận 6, Tân Bình, Không Quân... Tuy là vùng sông nước, đa số nông dân còn nghèo nhưng do có nhiều người Hoa sinh sống nên phong trào bóng rổ phát triển mạnh trong các trường học. Những năm 1980 bóng rổ thoái trào, tụi tôi chỉ còn sân Đức Trí và sân Trung tâm Văn hóa huyện Phụng Hiệp. Lúc đó ai cũng ngoảnh mặt với bóng rổ, hằng ngày tụi tôi chỉ khoảng hơn mười người chơi đỡ ghiền trên mặt sân chèm nhẹp vì nước ngập. Trái bóng vá lỗ chỗ, nhiều nơi “gù” lên như củ khoai. Vậy mà chiều nào mọi người cũng bơi xuồng qua bảy ngã sông có mặt trên sân”. Anh Thái Tấn Thịnh (biệt danh Út Dồ), một mạnh thường quân của bóng rổ, nhớ lại thuở hàn vi: “Tui nhớ hồi đó cả huyện chỉ có một trái bóng cũ mèm. Chơi riết tới khi mòn lẳn phải lấy ruột cao su đệm vào. Còn giàn rổ chỉ là tấm ván gắn vô tường, lưới rổ làm bằng dây lưới cá...”. Mỗi lần thi đấu, anh em phải bỏ tiền túi tự lo ăn uống, đi xe nhờ của anh chủ xe mê bóng rổ và cũng là cầu thủ. Thành tích cao nhất của đội lúc đó là vô địch hạng A2 toàn quốc năm 1989. Năm 1994, nhân có giải trẻ toàn quốc tổ chức tại Sóc Trăng, một nhóm ít ỏi những người yêu bóng rổ ở Phụng Hiệp đứng ra tập hợp số VĐV đang chơi rải rác (theo kiểu đỡ ghiền) thành một đội. Do Sóc Trăng gần, đi chơi ít tốn tiền nên mọi người tự góp kinh phí tham dự. Lần đó đội đoạt giải tư trong số tám đội tham dự. Anh Út Dồ hào hứng kể: “Kể ra thì cũng còn chút “máu mặt” trong giới “giang hồ”. Anh em về vừa có khí thế, lại vừa tức khí “tại mình hổng chuẩn bị tốt nên thua” nên bắt tay nhau quyết tâm làm lại”. Phóng to Các VĐV bóng rổ năng khiếu và lão tướng tập luyện thường xuyên trên sân Trung tâm TDTT thị xã Ngã Bảy - Ảnh: D.T.H. Hồi phục bóng rổ học đường Anh em tổ chức lại lịch tập luyện, tìm mạnh thường quân xin tài trợ sửa lại sân, giàn rổ, mua thêm bóng. Không khí tập luyện say sưa tới nỗi nước lũ lên ngập sân, anh em cũng không ngại. “Mỗi chiều không ra sân, cái chân nó cứ ngứa ngáy như thiếu cái gì đó” - anh Ong Kiến Hưng, cựu danh thủ bóng rổ huyện Phụng Hiệp, nhớ lại. Mùa giải 1996 và 1997, hai năm liền đội giành giải ba toàn quốc. Thành tích này là nhờ anh Điền, VĐV rồi làm huấn luyện viên đội, sau đó là “sếp” quản lý Trung tâm văn hóa thể thao. Anh Út Dồ cho biết: “Anh Điền tự đứng ra lo sân bãi, bóng tập rồi xin tiền tài trợ mua quần áo, giày vớ cho VĐV. Hễ đi đâu thấy ai có thể hình cao ráo là anh rủ vô đội tập luyện rồi bồi dưỡng lên tuyển, bất kể người đó là xe ôm hay bốc vác. Nhờ vậy mà đội có thể hình chuẩn, cao từ 1,8m trở lên, từng cá nhân có kỹ thuật nhuần nhuyễn và thi đấu phối hợp ăn ý”. Với nỗ lực đó, mùa giải năm 2002 đội tham gia Giải hạng nhì toàn quốc và thành tích được cải thiện không ngờ: đoạt huy chương bạc. Qua năm 2003 đội được thăng lên hạng nhất, lần đầu tiên thi đấu ở giải chuyên nghiệp toàn quốc. Nhờ có thành tích, anh Điền “gây áp lực” với lãnh đạo huyện tăng mức hỗ trợ cho đội tập luyện. Và điều căn bản nhất, “nghiêm túc” nhất mà anh làm được là thuyết phục lãnh đạo huyện Phụng Hiệp lúc đó đưa bóng rổ vào trường học. Anh Quách Tuấn Cường, HLV đội tuyển bóng rổ trẻ thị xã Ngã Bảy, nhớ lại: “Lúc đó tôi được giao nhiệm vụ tới các trường cấp II-III trong huyện “xem giò” các em học sinh. Cứ tướng em nào cao ráo, lớp 6 mà đạt mức 1,65m, lớp 8 cao 1,78m, bàn tay có ngón dài dài, cổ chân thon nhỏ... là được”. Chẳng hạn em Nguyễn Anh Huy, lớp 6 Trường THCS Ngã Bảy cao 1,65m, em Nguyễn Lâm Anh Duy học lớp 8 mà đã cao 1,83m. Anh Cường nói tiếp: “Mình tuyển được rồi phải tới nhà cha mẹ xin phép cho các em vô lớp năng khiếu. Cũng may là vùng đất này từ xưa đã có truyền thống chơi bóng rổ nên phụ huynh đều đồng ý. Rồi tụi tôi phải xin trường “chiết” ra giờ học thể dục cho các em học bóng rổ”. Qua cách tuyển đó, anh Cường tạo được các lứa U-10, U-12 đến U-15, U-17 có tố chất một VĐV bóng rổ. Hằng ngày, anh vẫn tới các trường như một giáo viên thể dục chỉ để dạy bóng rổ và... không hưởng lương. Năm 2006, từ lớp năng khiếu trong trường học, anh Cường tuyển chọn được đội tuyển trẻ tham dự Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc tại Cần Thơ. Năm 2007, đội tham dự giải bóng rổ học sinh toàn quốc và đoạt huy chương bạc. Cũng năm 2007, đội bóng rổ Ngã Bảy được Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam tuyển chọn bốn gương mặt tham dự giải học sinh châu Á. “Lứa năng khiếu từ trường học hiện nay đã có người thành danh như Nguyễn Huỳnh Huy đang thi đấu cho đội Joton đẳng cấp quốc gia, Trịnh Hữu Nghị ở đội tuyển Hậu Giang, Lê Công Nhựt ở tuyển trẻ Ngã Bảy...” - anh Cường cho biết. Từ thành tích đó, năm 2007 huyện mạnh dạn đầu tư 500 triệu đồng xây dựng sân thi đấu đủ chuẩn cho các lứa năng khiếu tập luyện. Từ nguồn động viên này, thành tích của đội ngày càng nâng lên: từ năm 2008-2011 liên tục bốn năm liền đội bóng rổ Ngã Bảy là á quân giải trẻ toàn quốc. Riêng năm 2010, đội U-17 vô địch giải trẻ khu vực Tây Nam bộ. Điều “nghiêm túc” nhất hiện nay là Ngã Bảy đang sở hữu những lứa năng khiếu kế thừa, từ U-12, U-15 tới U-17 mà không lo bị thiếu nguồn. Và cứ mỗi buổi chiều trên sân Trung tâm thể thao Ngã Bảy luôn rộn vang bước chạy, chuyền bóng và ném rổ của mọi thành phần, lứa tuổi với cả niềm đam mê. Tags: Bóng rổCLB bóng rổ Ngã BảyBóng rổ học đường
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp cho Malaysia THANH HIỀN 22/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp, trong đó có lương thực, cà phê với Malaysia và đề nghị Malaysia hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp Halal.
Phim chiếu rạp Kính vạn hoa tung poster và teaser, nhìn vừa lạ vừa quen THƯỢNG KHẢI 22/11/2024 Kính vạn hoa phiên bản điện ảnh đánh dấu sự tái ngộ của bộ ba Quý Ròm, Tiểu Long và nhỏ Hạnh, mang đến một không khí tươi vui nhưng không kém phần kịch tính.
VTV lên tiếng vụ xe biển xanh vượt 2 ô tô làm xe tải đi chiều ngược lại lao xuống cống HỒNG QUANG 22/11/2024 'Đài truyền hình Việt Nam lấy làm tiếc về sự việc nghiêm trọng này và sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng cùng gia đình tài xế xe tải để giải quyết vụ việc theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật', VTV thông tin.
Giữa lúc xung đột leo thang, Nga - Ukraine đạt thỏa thuận đưa 46 dân thường trở lại Kursk THANH HIỀN 22/11/2024 Hàng chục cư dân từ khu vực biên giới Kursk của Nga đã được đưa trở lại quê hương từ Ukraine sau các cuộc đàm phán 'khó khăn' giữa hai bên.