06/01/2021 15:00 GMT+7

Chuyên gia hướng dẫn chăn nuôi trong bối cảnh dịch bệnh, ít vốn

VŨ TUẤN - LÂM THIÊN
VŨ TUẤN - LÂM THIÊN

TTO - Cùng với các hoạt động trao vốn, trao phần thưởng trong chương trình "Tiếp sức nhà nông", Báo Tuổi Trẻ và Công ty GreenFeed hướng dẫn bà con kỹ thuật chăn nuôi bò và chuyển đổi từ nuôi lợn sang nuôi gia cầm bối cảnh dịch bệnh, ít vốn.

Chuyên gia hướng dẫn chăn nuôi trong bối cảnh dịch bệnh, ít vốn - Ảnh 1.

Nông dân Hải Dương giao lưu, trả lời câu hỏi trong buổi tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia cầm tại Hưng Yên - Ảnh: VŨ TUẤN

Tại tỉnh Bình Định, ngày 20-12, 40 nông dân huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định đã được các chuyên gia kỹ thuật chăn nuôi của GreenFeed trực tiếp tư vấn, tập huấn các kỹ thuật chăn nuôi bò đạt hiệu quả cao.

Hoạt động này nằm trong chuỗi các hoạt động của chương trình "Tiếp sức nhà nông" do báo Tuổi Trẻ phối hợp với GreenFeed, hội Nông dân và Tỉnh đoàn Bình Định tổ chức.

Theo đó, 40 gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Tây Sơn hời gian 02 năm cho 40 hộ nông dân của huyện Tây Sơn với tổng kinh phí 920 triệu đồng bao gồm 800 triệu đồng tiền mặt và phiếu thức ăn chăn nuôi trị giá 120 triệu đồng.

Bên cạnh hoạt động trao vốn, các chuyên gia chăn nuôi của GreenFeed hướng dẫn, trang bị cho nông dân các kiến thức cơ bản và hữu ích liên quan đến việc chăn nuôi bò.

Trong đó, các chuyên gia đặc biệt lưu tâm đến việc phân chia lượng thức ăn phù hợp tương ứng với từng lứa tuổi, thời kỳ phát triển của bò. Theo các chuyên gia, nông dân phải thật cẩn trọng và chú ý thời kỳ mang thai của bò mẹ và thời điểm thích hợp để cai sữa cho bò con chuyển sang ăn thức ăn chăn nuôi. Bởi vì đây là những giai đoạn mang tính quyết định đến sự phát triển của đàn bò.

Chuyên gia hướng dẫn chăn nuôi trong bối cảnh dịch bệnh, ít vốn - Ảnh 2.

Được nhận vốn, tập huấn kỹ thuật, nông dân tỉnh Bình Định bắt tay ngay vào chăm sóc đàn bò - Ảnh: LÂM THIÊN

Ông Hồ Đức Minh (nông dân xã Bình Thành, huyện Tây Sơn) chia sẻ, đây là những kiến thức rất bổ ích hỗ trợ cho việc chăn nuôi của người dân. Lâu nay, người dân chăn nuôi theo kinh nghiệm người trước để lại người sau là chủ yếu nên đàn bò phát triển không được tốt. Sau buổi tập huấn này, người dân sẽ mạnh dạn đưa vào áp dụng để chăn nuôi đạt hiểu quả cao hơn.

Tại tỉnh Hưng Yên, sáng ngày 27-12, chương trình "Tiếp sức nhà nông" tiếp tục trao vốn cho 80 hộ nông dân thuộc các tỉnh Hưng Yên và Hải Dương.

Cũng nằm trong chuỗi các hoạt động tiếp sức cho nông dân, các chuyên gia của GreenFeed còn hướng dẫn bà con sử dụng đồng vốn hiệu quả bằng cách chuyển đổi chăn nuôi heo sang nuôi gia cầm.

Đại đa số các hộ nông dân được trao vốn lần này đã từng chăn nuôi heo, tuy nhiên, "cơn bão" dịch tả lợn châu Phi năm ngoái đã khiến công sức chăn nuôi của người nông dân đổ xuống sông xuống bể.

Sau dịch lại có "cơn bão giá" - giá lợn giống tăng kỷ lục khiến người nuôi heo gần như không thể tái đàn. Chuồng trại bỏ không, chỉ những người "dày" vốn mới nuôi được heo.

Chuyên gia hướng dẫn chăn nuôi trong bối cảnh dịch bệnh, ít vốn - Ảnh 3.

Nông dân Hưng Yên tìm hiểu thức ăn cho từng thời kỳ sinh trưởng của gia cầm - Ảnh: VŨ TUẤN

Theo các chuyên gia của GreenFeed, trong bối cảnh hiện tại, con heo là vật nuôi "đại gia". Chi phí đầu tư chuồng trại, con giống, thức ăn… quá lớn không phù hợp với quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ của các hộ nông dân đang được trao vốn tiếp sức.

Chính vì thế, bà con cần chuyển sang nuôi gia cầm thịt. Loài vật nuôi này có thời gian sinh trưởng ngắn, chi phí thức ăn, phòng dịch không nhiều lại nhanh quay vòng vốn.

Các chuyên gia hướng dẫn tận dụng lại chính chuồng heo để làm chuồng nuôi gia cầm như gà, vịt, ngan thịt hoặc chim bồ câu. Các loài này rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Các loại ngan, bồ câu, Đông Tảo ở Hưng Yên còn cho giá trị kinh tế cao, nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.

Bên cạnh đó là các kiến thức cơ bản để chọn mua con giống, cách xử trí khi có dịch và hỏi đáp thắc mắc liên quan đến quy trình bảo quản thức ăn…

Chuyên gia của GreenFeed cho rằng không chỉ nuôi một loại gia cầm duy nhất mà cần kết hợp. Ví dụ nuôi vịt, hoặc gà có thời gian sinh trưởng ngắn hơn kết hợp với nuôi ngan thịt - loài có thời gian sinh trưởng dài hơn. Lợi nhuận từ nuôi gà, vịt không bằng nuôi ngan thịt, nhưng bà con có thể lấy chính số tiền lời ấy tiếp tục đầu tư để có món lời cao hơn từ bán ngan.

Đây cũng là kinh nghiệm mà nhiều hộ dân ở Hưng Yên, Hải Dương đúc rút được. Chị Nguyễn Thị Liên, ở thôn Thụy Trang, xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) cho hay, cách nuôi kết hợp nhiều loại gia cầm gia đình chị đã làm từ trước đây. Tuy nhiên, nhà chị chăn nuôi theo kinh nghiệm, không chú ý nhiều đến cách chọn giống, cách chăm sóc, cho ăn, phòng bệnh theo từng giai đoạn sinh trưởng như các chuyên gia của GreenFeed hướng dẫn. Sau buổi trao vốn, chị sẽ liên hệ đến đại lý của GreenFeed nhờ hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ hơn.

Anh Chu Văn Tuân, ở xã Nhân La, huyện Kim Động (Hưng Yên) cho hay, anh rất vui vì vừa được nhận vốn, lại được nghe các chuyên gia tư vấn thêm các vật nuôi, được nhận phiếu thức ăn chăn nuôi miễn phí. Đặc biệt, trong lúc gia đình anh vừa thiếu vốn, vừa lúng túng tìm hướng chăn nuôi lại được hướng dẫn tận dụng chuồng trại cũ, cải tạo để nuôi gia cầm. Anh khẳng định, sau khi nhận vốn, anh sẽ cải tạo lại chuồng trại, mua giống, áp dụng chính những gì nghe được, và có trong tài liệu tập huấn để "vực" kinh tế của gia đình.

Chị Trần Thị Huyền, ở xã Vũ Xá, huyện Kim Động (Hưng Yên) kể, trước đây mỗi năm nhà chị cũng xuất được vài lứa lợn, mỗi lứa hơn chục con. Hơn một năm nay chị để chuồng trống vì không có vốn để nuôi lại.

Chị cũng chưa biết phải nuôi con gì thì được nghe các chuyên gia của GreenFeed tư vấn về chăn nuôi. "Tôi nghe được rất nhiều kiến thức bổ ích để khi nhận vốn, tôi có thể đầu tư vào chăn nuôi hiệu quả hơn. Sau khi nghe các chuyên gia tư vấn, tôi quyết định sẽ nuôi thêm gà, vịt tận dụng chuồng trại nuôi lợn trước đây để tăng gia sản xuất." - chị Huyền nói.

Chương trình Tiếp sức nhà nông năm 2020, Báo Tuổi Trẻ và GreenFeed đã trao vốn cho 140 hộ nông dân với tổng số tiền 3 tỉ 220 triệu đồng.

Mỗi hộ dân được hỗ trợ vay vốn 20 triệu đồng không lãi suất trong 2 năm. Nếu hoàn vốn đúng thời hạn, chương trình sẽ trích lại 20% số vốn vay cho các hộ này. Ngoài ra, chương trình còn trao tặng học bổng cho con em các hộ nông dân có thành tích xuất sắc trong học tập, hỗ trợ thức ăn chăn nuôi và hỗ trợ kiến thức chăn nuôi.

Chương trình này đã được Báo Tuổi Trẻ và GreenFeed tổ chức được 10 năm. Chương trình đã giúp cải thiện sinh kế cho hơn 2.000 hộ nông dân tại 16 tỉnh, thành trên khắp cả nước. Tổng số vốn không lãi suất đã trao là hơn 50 tỉ đồng, với tỷ lệ thu hồi vốn đạt 93% và tỷ lệ thoát nghèo đạt 38%.

Nông dân Bình Định quyết tâm vượt qua nghịch cảnh với vốn vay từ GreenFeed Nông dân Bình Định quyết tâm vượt qua nghịch cảnh với vốn vay từ GreenFeed

TTO - Nắng ấm trở lại sau nhiều ngày mưa gió lạnh lẽo, những ngày qua các nông dân huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định hối hả mua thêm bò, chỉnh trang lại chuồng trại để bắt đầu hành trình thoát nghèo cho con đến trường từ vốn hỗ trợ của Công ty GreenFeed.

VŨ TUẤN - LÂM THIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên