TTCT - Bốn tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam giảm đến 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Chuyện gì đang xảy ra với con tôm Việt Nam và cần những giải pháp gì để vực dậy ngành tôm? Bốn tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam giảm đến 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện nhiều vùng nuôi tôm đã "treo ao" vì giá tôm giảm, những quý tới sản lượng tôm sẽ giảm nữa. Chuyện gì đang xảy ra với con tôm Việt Nam và cần những giải pháp gì để vực dậy ngành tôm?Con tôm Việt Nam vừa thu hoạch. Ảnh: KHẮC TÂMPhải nhìn cho ra hạn chế của mình Hai tháng nay giá tôm thương phẩm giảm liên tục, đến nay đã giảm khoảng 40% cho tất cả cỡ tôm. Đây là chuyện không nhỏ vì là sinh kế hàng triệu người ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Các phương tiện truyền thông liên tục nêu đề tài giải cứu con tôm. Không ít người có tâm đã cùng nhau thảo luận về chuyện nóng bỏng này, thậm chí nhân đây bàn cả chuyện dài lâu hơn về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành tôm Việt.Giải cứu giá tôm là chuyện phải làm càng nhanh càng tốt. Trước tiên, phải tìm hiểu nguyên nhân một cách cặn kẽ, coi yếu tố nào có ảnh hưởng lớn, cần quan tâm hơn và tiếp đó xem xét cách thức xử lý. Ở từng góc nhìn sẽ thấy các yếu tố khác nhau tác động làm biến động giá tôm.Về khách quan là do lạm phát, suy thoái toàn cầu khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, là nguồn cung ứng tôm giá rẻ từ Ecuador, Ấn Độ ngày càng nhiều, tạo áp lực quá lớn khiến giá cả không thể phục hồi. Đồng thời các kho hàng của các hệ thống phân phối lớn còn khá đầy…Về chủ quan là cách hành xử của các mắt xích hình thành chuỗi giá trị con tôm và vai trò của quản lý nhà nước chưa đúng khi các bên không nhìn thẳng vào hạn chế của mình mà quay ra đổ lỗi cho nhau.Nhìn vào yếu tố khách quan, Ecuador và Ấn Độ có tỉ lệ nuôi thành công cao gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi so với Việt Nam. Nuôi tôm thành công phụ thuộc vào chất lượng con tôm giống và môi trường, chủ yếu là nước nuôi. Giá thành và giá tôm thương phẩm của họ thấp hơn của ta từ 10.000 - 30.000 đồng/kg. Trình độ chế biến của các nước này không bằng Việt Nam nên giá bán của họ khá thấp. Các nhà máy của Việt Nam chế biến sâu nên mua tôm thương phẩm giá cao và cho ra đời dòng sản phẩm cao cấp hơn các nước trên. Nhưng hiện giá tôm thương phẩm các nước khác đang giảm, giá tiêu thụ quá thấp; buộc các nhà chế biến tôm Việt Nam phải mua giảm giá để còn sức cạnh tranh, nhất là còn để tồn tại.Nhìn vào yếu tố chủ quan, chúng ta có giống tôm tốt nhưng các cơ sở sản xuất tôm kém chất lượng vẫn còn khá nhiều, người nuôi không phân biệt nổi tình trạng vàng thau lẫn lộn này nên mua nhầm tôm giống kém chất lượng, tôm bị nhiễm bệnh. Tiếp nữa là thực trạng các cơ sở nuôi tôm của ta căn bản là nhỏ lẻ, manh mún và tự phát nên có rất nhiều vấn đề tồn đọng như không đủ nước sạch, không đủ hệ thống kinh cấp và thoát nước riêng, ô nhiễm môi trường cục bộ… dẫn đến lây nhiễm chéo dịch bệnh. Hai yếu tố này, con giống kém chất lượng và nước nuôi không sạch, là căn bản tạo nên tình cảnh hệ số thu hồi đầu con thấp, năng suất thấp, giá thành phải tăng. Ngoài ra, người nuôi tôm thiếu vốn phải nhận sự đầu tư từ thương lái, phí tổn đầu vào tăng lên thêm vài chục phần trăm. Hoàn cảnh con tôm Việt Nam đang khá bi đát."Chung tay cùng vỗ" để vực dậy con tômVậy giải pháp, sách lược xử lý, ứng phó ra sao?Trước hết, nhà cung ứng giống phải làm sạch lực lượng của mình, thông qua thực thi bộ tiêu chí được thống nhất. Từ đó, sẽ xác định rõ những cơ sở uy tín có sản phẩm chất lượng để người nuôi biết mà chọn lựa. Bên cạnh đó, nhà chế biến phải hỗ trợ thông tin tình hình thị trường, giá cả thế giới để các mắt xích còn lại tham khảo, ứng xử. Nhà chế biến hết sức nỗ lực tiết kiệm giảm giá thành, cố gắng tạo ra sản phẩm mới thu hút người tiêu dùng, cố gắng mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm có thêm thặng dư mua giá tôm thương phẩm tốt hơn. Đồng thời cũng sẽ giảm mua tôm nguyên liệu block từ nước ngoài, tập trung ủng hộ tôm thương phẩm trong nước. Hiện VASEP và Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận đang phối hợp hình thành liên minh tập trung hai nội dung nêu trên.Tiếp theo, người nuôi (và nhà đầu tư người nuôi) phải chú trọng đầu tư đầu vào có lựa chọn, chất lượng khá hơn. Nếu phải đầu tư cao hơn thì thu hẹp quy mô nuôi theo khả năng. Nuôi ít mà chắc, từng bước mở rộng sau khi có tích lũy.Song song cập nhật các quy trình nuôi có kết quả tốt để có thể ứng dụng theo hoàn cảnh. Nhà cung ứng thức ăn, chế phẩm nuôi… phải thắt chặt chi phí nhằm cung ứng người nuôi sản phẩm với giá mềm nhất. Điểm này, tôi thấy đã và đang có sự chuyển động khá tốt.Đồng bộ với các giải pháp trên là vai trò quản lý nhà nước. Việc quản lý kiểm soát, lưu thông, tiêu thụ tôm post (tôm ấu trùng, tôm giống) phải chặt chẽ, quyết liệt hơn bao giờ hết. Thậm chí nên xem xét giá cả cung ứng của các yếu tố đầu vào nuôi tôm, quan trọng nhất là giá thức ăn. Dài hạn hơn là việc quy hoạch và đầu tư hạ tầng các vùng nuôi trọng điểm. Ít tiền thì lo thủy lợi trước tiên. Hai chuyện này chắc chắn giúp nâng cao hệ số nuôi thành công, tức giải quyết nút thắt cổ chai gay go nhất.Chuẩn bị ao để thả nuôi tôm tại một trang trại ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng). Ảnh: KHẮC TÂMTiếp theo là lo vốn cho người nuôi. Ngân hàng thương mại khó có thể phá quy định, bởi người nuôi không còn gì để thế chấp thì làm sao cho vay, trong khi nhu cầu vốn nuôi tôm là con số không nhỏ.Nội dung này đang được giải quyết khá tốt qua sự linh hoạt trong chính hoạt động sản xuất kinh doanh. Các năm qua, trong thực tế hình thành một chuỗi mới là sự liên kết giữa các yếu tố đầu vào, ngân hàng, đại lý mua tôm và người nuôi. Ban đầu chuỗi này do Tập đoàn C.P Việt Nam đi tiên phong nhiều năm qua cho kết quả khả quan. Chuyện này đáng học. Các nhà cung ứng khác đã hình thành chuỗi liên kết tương tự và có mô hình nuôi riêng cho mình, tất cả đã góp phần vực dậy một số lượng không nhỏ người nuôi, góp phần duy trì sản lượng tôm nuôi và có tăng trưởng nhẹ các năm qua.Đứng trước khó khăn của ngành tôm hiện nay, các bên tham gia vào lĩnh vực con tôm phải biết nâng tầm lực lượng của mình, lấy chất lượng làm chủ đạo, nhất là con giống. Tất cả nên đoàn kết, chung tay vì sự tồn tại lâu dài của cả ngành để có cách ứng xử phù hợp.Và hơn tất cả, Chính phủ và bộ ngành liên quan cần có sự quan tâm thỏa đáng hơn tới con tôm thông qua các định chế quản lý, kiểm soát có cập nhật chặt chẽ hơn. Trước mắt tập trung vào quản lý con giống và nâng mức đầu tư thủy lợi các vùng nuôi tôm trọng điểm. Còn về lâu dài, dù Chính phủ đã ban hành chiến lược phát triển thủy sản nói chung, con tôm nói riêng tới năm 2030, tầm nhìn 2045, nội dung rất súc tích nhưng hiện thực hóa thì quá chậm chạp, cần có sự quan tâm thỏa đáng, đúng mức hơn. ■ Doanh nghiệp tôm Việt Nam còn yếuThời gian qua giá bán tôm rất thấp. Ngoài những nguyên nhân khách quan ai cũng biết còn có chuyện các doanh nghiệp tranh bán để xoay vòng vốn kịp trả ngân hàng. Nếu có đủ vốn lưu động, các doanh nghiệp đã có thể kìm phần nào đà giảm của giá bán nhưng thực tế đa số doanh nghiệp sống dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng. Các doanh nghiệp có "vốn nhà" khỏe hơn cũng phải hòa mình vào vòng xoáy này để bán được hàng và không phải thu hẹp hoạt động.Hiện chỉ những đơn hàng cung ứng cho các hệ thống cao cấp thì giá bán có nhỉnh hơn. Nhưng để được cung cấp cho hệ thống cao cấp, doanh nghiêp phải đạt những chuẩn mực do hệ thống này đưa ra. Các chuẩn mực phổ biến hiện nay không chỉ là trách nhiệm xã hội, mà còn là bình đẳng giới, công bằng thương mại (FAIR TRADE)… Và tổng quát hơn, đầy đủ hơn là đòi hỏi thực hiện bộ tiêu chí môi trường - xã hội - quản trị (ESG). ESG đang trở thành chuẩn mực phổ biến, tới đây các doanh nghiệp phải chú tâm thực hiện, nếu muốn chen chân giành miếng bánh thị phần cao cấp.Về giá tôm, sự chủ động của doanh nghiệp chế biến sẽ góp phần kiềm chế giá tôm giảm, thông qua đầu ra của mình là các hệ thống phân phối lớn, cao cấp. Ở đó, người tiêu dùng là thành phần khá trở lên hoặc có yêu cầu chặt chẽ hơn về tiến trình hình thành sản phẩm. Các doanh nghiệp tôm Việt Nam chưa thể tham gia tích cực vào cuộc chơi trên. Thí dụ, các hệ thống cấp cao ở EU đòi hỏi tôm nuôi đạt chứng nhận ASC (Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản). Trong khi diện tích nuôi đạt chuẩn này ở Việt Nam không tới chục ngàn hecta. Thậm chí bây giờ họ không chỉ đòi hỏi tiêu chuẩn ASC ao tôm mà còn tiêu chuẩn ASC đối với cơ sở chế biến.Muốn thực thi các bộ tiêu chí trên, tạm lấy nền tảng là ESG thì ít ra doanh nghiệp cũng phải lưu tâm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xây dựng chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh, phải quan tâm trách nhiệm xã hội… Các doanh nghiệp tôm của ta đa số hình thành không bài bản, thiếu trước hụt sau ý thức xây dựng các nền tảng trên. Xuất phát điểm thấp thì các doanh nghiệp phải nỗ lực cao độ hơn bao giờ hết nếu muốn vượt qua các khó khăn và vững vàng trên thương trường. Đây là chuyện chiều sâu, theo đuổi lâu dài. Tags: Nuôi tômCon tômXuất khẩuGiá tômGiống tômTôm nguyên liệuQuy hoạch
Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo cáo Trung ương phương án tinh gọn bộ máy trong quý 1-2025 THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu bộ máy mới sau khi sắp xếp tinh gọn phải tốt hơn cũ, đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc.
Phu nhân Chủ tịch nước và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm Trường mầm non Việt - Bun DUY LINH 25/11/2024 Chiều 25-11, hai phu nhân đã đến thăm trường mầm non Việt - Bun, một món quà của Bulgaria cách đây hơn 40 năm.
Trung ương đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư THÀNH CHUNG 25/11/2024 Trung ương Đảng đã đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.