12/11/2024 16:55 GMT+7

Chuyển đổi xanh, doanh nghiệp lớn làm được, doanh nghiệp nhỏ lo chi phí quá lớn

Đầu tư ban đầu để thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trong sản xuất rất lớn, doanh nghiệp quy mô lớn làm được nhưng hầu hết doanh nghiệp nhỏ gặp khó về tài chính.

Heineken Việt Nam làm gì để thực hiện Net Zero trong sản xuất - Ảnh 1.

Nhiều chuyên gia cho rằng chuyển đổi xanh, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong sản xuất - Ảnh: B.NGỌC

Lo ngại được nhiều chuyên gia, nhà quản lý đưa ra tại hội thảo thường niên phát triển bền vững, với chủ đề tiên phong chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn, do báo Đầu Tư tổ chức ngày 12-11 tại Hà Nội.

Kết hợp chuyển đổi xanh với chuyển đổi số

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Việt Anh - vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cho biết chuyển đổi xanh và chuyển đổi số là những yêu cầu bức thiết. Chuyển đổi xanh đã trở thành mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam những năm gần đây.

Theo đó, Việt Nam đã thực hiện nhiều chiến lược quan trọng như Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050.

Ông Anh nói: Những năm qua vấn đề chuyển đổi xanh được Chính phủ lồng ghép triển khai thông qua các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án của quốc gia, ngành, lĩnh vực và địa phương, bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định. Còn với chuyển đổi số, mặc dù đi sau nhưng trong mấy năm gần đây, đặc biệt dưới tác động của dịch COVID-19 đã trở thành xu hướng chính trong quá trình phát triển của nhiều nước.

"Phát triển kinh tế số sẽ là con đường tạo ra những bứt phá quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đồng thời giúp hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030", ông Anh nhấn mạnh.

Nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trong sản xuất, giữa tháng 8-2024 Thủ tướng đã ban hành quyết định số 13 về danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính trong năm 2024. Chính phủ đã nâng số doanh nghiệp buộc phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp.

Tuy nhiên hiện nhiều doanh nghiệp không mặn mà với chuyển đổi xanh, chuyển đổi số vì đầu tư ban đầu cho chuyển đổi kép rất lớn.

Mục tiêu chuyển đổi kép là sự kết hợp giữa chuyển đổi xanh với chuyển đổi số trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, nhằm hướng tới mục tiêu phấn đấu phát thải bằng 0 vào năm 2050 (Net Zero).

Nhiều chuyên gia chung nhận định rằng các doanh nghiệp lớn có thể làm được nhưng hơn 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiềm lực mỏng gặp khó về tài chính khi thực hiện chuyển đổi kép.

Sản xuất tuần hoàn để đạt Net Zero

Quá trình chuyển đổi kép đã được nhiều doanh nghiệp lớn thực hiện trong những năm qua và đã có những kết quả bước đầu.

Bà Trần Ngọc Ánh, giám đốc ngoại vụ cấp cao của Heineken Việt Nam, cho hay hãng bia này đã tiến rất gần đến mục tiêu Net Zero thông qua sáng kiến bảo tồn nguồn nước, sử dụng năng lượng tái tạo, sản xuất tuần hoàn.

Hiện Heineken Việt Nam có 5 nhà máy bia với gần 3.000 nhân viên, sản xuất và phân phối nhiều thương hiệu, trong đó có những sản phẩm được sáng tạo bởi các chuyên gia nấu bia Việt Nam dành riêng cho người Việt.

Theo bà Ánh, để hiện thực mục tiêu tác động môi trường bằng 0, Heineken Việt Nam đang triển khai những sáng kiến bảo tồn nguồn nước, đồng thời nỗ lực thúc đẩy các lộ trình chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo, và tối đa kinh tế tuần hoàn để đóng góp vào mục tiêu Net Zero của Chính phủ.

Cụ thể, Heineken Việt Nam đang thực hiện chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo và áp dụng tối đa mô hình kinh tế tuần hoàn.

Để thúc đẩy lộ trình này, doanh nghiệp đã áp dụng chiến lược 4Rs với 4 trụ cột: Giảm tiêu thụ năng lượng bằng các thiết bị tiên tiến và tối ưu quy trình, thay thế năng lượng hóa thạch bằng năng lượng tái tạo, loại bỏ dư lượng phát thải bằng các dự án bù đắp carbon, báo cáo và đánh giá tác động xuyên suốt quá trình.

Nhờ thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng trong sản xuất, năm 2023 Heineken Việt Nam đã đạt 99% năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất, đồng thời duy trì việc không chôn lấp rác thải tại tất cả các nhà máy từ năm 2021.

Toàn bộ các phụ, phế phẩm trong sản xuất của Heineken Việt Nam được tái chế, tái sử dụng hoặc biến thành sản phẩm có giá trị để đưa vào chuỗi giá trị khác, bà Ánh thông tin thêm.

Heineken Việt Nam làm gì để thực hiện Net Zero trong sản xuất - Ảnh 3.Chuyển đổi xanh là ưu tiên hàng đầu

Không phải ngẫu nhiên cơn siêu bão Yagi trong tháng 9 vừa qua được đề cập khá nhiều trong hầu hết các chia sẻ tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh (GEFE) 2024, được khai mạc ở TP.HCM ngày 21-10.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên