11/10/2024 18:00 GMT+7

Chuyển đổi chiếu sáng xanh hướng tới Net Zero: Ban giám khảo gợi ý ý tưởng hay

Ý tưởng thiết kế theo xu thế hiện đại, áp dụng các công nghệ chiếu sáng hiện đại, nâng cao chất lượng hiệu quả năng lượng chiếu sáng sẽ được ban giám khảo đánh giá cao.

Chuyển đổi chiếu sáng xanh hướng tới Net Zero: Ban giám khảo gợi ý ý tưởng hay - Ảnh 1.

Cầu Ba Son cần có thiết kế chiếu sáng phù hợp để trở thành một điểm "check-in" du lịch của TP.HCM

Ngành chiếu sáng đang hỗ trợ, động viên cho các hội viên của mình không ngừng thúc đẩy chuyển đổi từ các đèn truyền thống sang đèn LED.

Đồng thời lan tỏa nhận thức về giảm phát thải ròng qua chiếu sáng và ứng dụng công nghệ giảm thiểu điện năng tiêu thụ vẫn đảm bảo hiệu suất chiếu sáng, mang lại lợi ích cho cộng đồng, doanh nghiệp và cá nhân.

Cuộc thi Chuyển đổi chiếu sáng xanh hướng tới Net Zero ra đời góp phần vào mục tiêu chung này.

Sử dụng ánh sáng tạo cảm giác an toàn, thư giãn

Chuyển đổi chiếu sáng xanh hướng tới Net Zero: Ban giám khảo gợi ý ý tưởng hay - Ảnh 2.

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Hồng Tiến - Chủ tịch Hội Chiếu sáng Việt Nam

PGS-TS Nguyễn Hồng Tiến - chủ tịch Hội Chiếu sáng Việt Nam, cho biết có nhiều ý tưởng trong chiếu sáng, sử dụng công nghệ, thiết bị mới hay thiết kế chiếu sáng nội thất trong công trình hoặc trong một không gian công cộng, để bảo đảm tiết kiệm năng lượng, sức khỏe công đồng, thẩm mỹ.

Theo chủ tịch Hội Chiếu sáng Việt Nam, tiêu chí quan trọng để đánh giá một ý tưởng tốt ngoài có tính đột phá còn cần phải có tính ứng dụng cao, có khả năng nhân rộng. 

Đặc biệt ông nhấn mạnh về mặt hiệu quả kinh tế của dự án.

"Chiếu sáng trong không gian căn hộ cũng cần được quan tâm. Ngoài yếu tố tiết kiệm điện, duy trì ánh sáng tự nhiên, ánh sáng trong căn hộ bảo đảm tạo cảm giác an toàn, thư giãn, sức khỏe… phù hợp với thu nhập của mỗi hộ gia đình" - ông Nguyễn Hồng Tiến gợi ý.

Thông qua cuộc thi này, ông Nguyễn Hồng Tiến hy vọng có nhiều người tham gia, chuyển đổi từ nhận thức sang hành động, góp phần xây dựng thành phố xanh, phát triển bền vững.

Đề cao ý tưởng, thiết kế có tính thực tiễn

Nói về tiêu chí chấm giải, PGS.TS Đặng Quốc Vương - phó giám đốc Trung tâm ĐTTH Điện - Điện Tử, giảng viên Khoa Điện, Trường Điện - Điện Tử, Đại học Bách khoa Hà Nội, thành viên Hội Chiếu sáng Việt Nam, thành viên Hội đồng chuyên môn cuộc thi, cho biết: "Cuộc thi Chuyển đổi chiếu sáng xanh hướng tới Net Zero hướng tới hai chủ đề chính ý tưởng về chiếu sáng và thiết kế về chiếu sáng cho các công trình.

- Nội dung bài dự thi phải thể được ý tưởng thiết kế theo xu thế hiện đại, áp dụng các công nghệ chiếu sáng hiện đại đảm bảo tính kế thừa, tính cải tiến và tính mới. 

Từ đó nâng cao chất lượng hiệu quả năng lượng chiếu sáng, giảm phát thải khí, tác động tốt tới môi trường, mang lại lợi ích cho xã hội, hướng tới phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

- Sản phẩm của bài dự thi phải tuân thủ và đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các qui định hiện hành liên quan đến thiết kế chiếu sáng của Việt Nam.

- Sản phẩm còn phải có tính mở để phù hợp các quy mô công trình thực tế ở Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đảm bảo phát triển bền vững và thân thiện với môi trường".

Chuyển đổi chiếu sáng xanh hướng tới Net Zero: Ban giám khảo gợi ý ý tưởng hay - Ảnh 3.

PGS.TS Đặng Quốc Vương - Phó giám đốc Trung tâm ĐTTH Điện - Điện Tử, giảng viên Khoa Điện, Trường Điện - Điện Tử, Đại học Bách khoa Hà Nội, thành viên Hội Chiếu sáng Việt Nam.

Ngoài ra, tác giả bài dự thi cần phải thể được ý tưởng thiết kế chiếu sáng xanh trong công trình và ngoài công trình, thân thiện với môi trường. Các thiết bị sáng cũng phải thân thiện với môi trường, có hiệu suất phát quang cao, năng lượng tiêu thụ điện thấp, giảm phát thải khí.

"Muốn đạt được tiêu chí này, phải thoả mãn mục đích cuối cùng là sản phẩm đầu ra phải đáp ứng được yêu cầu: sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả, xanh (không phát thải khí) và thân thiện với môi trường" - phó giáo sư, tiến sĩ Đặng Quốc Vương nhấn mạnh.

Ông còn gợi ý cộng điểm cho các ý tưởng, thiết kế có sử dụng các loại đèn chiếu sáng thông minh, tuổi thọ cao, hiệu suất phát quang lớn, tiêu thụ năng lượng điện thấp, không phát thải khí, dễ sử dụng và có khả năng tái chế được khi hết thời gian sử dụng. 

Đối với loại đèn chiếu sáng ngoài công trình thì phải có khả năng tích hợp nguồn năng lượng tái tạo.

"Chúng tôi đánh giá và chấm điểm dựa vào ý tưởng và sản phẩm thực tế"

Tác giả có lấy cảm hứng từ các mô hình ở nước ngoài, tiếp tục kế thừa, nghiên cứu, tính toán và phát triển phù hợp với các điều kiện và khí hậu tại Việt Nam để áp dụng cho các công trình thực tế không hề đơn giản.

Theo tôi, các mô hình như vậy cũng rất đáng được ghi nhận vì chúng ta đã đi ra nước ngoài học tập, về phát triển tại Việt Nam" - PGS-TS Đặng Quốc Vương chia sẻ.

Chuyển đổi chiếu sáng xanh hướng tới Net Zero: Ban giám khảo gợi ý ý tưởng hay - Ảnh 4.

Chuyển đổi chiếu sáng xanh hướng tới Net Zero: Ban giám khảo gợi ý ý tưởng hay - Ảnh 5.Đô thị về đêm và các giải pháp chiếu sáng vừa đủ tại TP.HCM

Kiến trúc sư Bùi Duy Đức - thiết kế đô thị tại Công ty Quy hoạch và Đô thị vùng thành phố Toulouse, Pháp - gửi bài viết tham gia cuộc thi: 'Chuyển đổi chiếu sáng xanh hướng tới Net Zero' do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Signify tổ chức.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên