TTCT - Bốn tháng trước, báo Tuổi Trẻ từng giới thiệu với độc giả về kế hoạch chinh phục đặc biệt của nhóm những “ông già gân”: ba người đàn ông ngoài 60 tuổi khởi hành chuyến đạp xe vòng quanh nước Việt Nam với quãng đường dài 6.000km. Nắng, gió và những cung đường đèo dốc quanh co đã bào mòn sức lực của ba ông già gân. Ảnh: nhân vật cung cấpChuyến đi đã kết thúc không như dự kiến, khi cả ba buộc phải ngừng đạp sau 2.500km. Nhưng chắc chắn, với họ, đấy vẫn là một chuyến đi đáng nhớ của cuộc đời.Đáng khâm phục từ nghị lựcTrong trường hợp này, ta có thể dùng câu “đừng đem thành bại luận anh hùng” mà không sợ sáo rỗng. Không phải thất bại nào cũng là đáng quên (Tenzing Norgay, một trong hai người đầu tiên leo lên đỉnh Everest, đã 6 lần thất bại trước khi chinh phục “nóc nhà thế giới”). Có rất nhiều những câu chuyện chứng tỏ giá trị của hành trình - dù đích đến có đạt được hay không.Với ba người đàn ông mạo hiểm đặt quyết tâm đạp xe vòng quanh VN cũng vậy. Dù chỉ đi được một nửa hành trình dự kiến, họ đã có những kỷ niệm không bao giờ quên. Ngày 6-6, các ông Võ Hữu Thiện (63 tuổi), Đấy Hoàng Sơn (62 tuổi) và Dương Phú Cường (60 tuổi) bắt đầu xuất phát từ TP.HCM, trước cổng khu du lịch Suối Tiên trên quốc lộ 1A.Theo kế hoạch, họ sẽ đến Hà Nội trong vòng 1 tháng, trước khi đến Hải Phòng rồi bắt đầu đạp dọc các tỉnh biên giới phía Bắc từ Đông sang Tây. Ở chặng cuối cùng, nhóm sẽ vòng về Hà Nội rồi xuôi vào Nam trên con đường Trường Sơn, và “hạ nhiệt” bằng một vòng quanh các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.Nếu thành công, đó có lẽ là lần đầu tiên có một chuyến đi xe đạp dài hơi đến thế, rộng lớn đến thế, xuyên qua hầu hết các tỉnh thành của VN. Càng đặc biệt hơn khi những người dám ấp ủ hành trình kỷ lục này chỉ là những con người bình thường đam mê thể thao, chứ không phải cuarơ chuyên nghiệp.Ông Hoàng Sơn là nhân viên ngành điện đã về hưu, ông Cường hành nghề y sĩ, còn ông Hữu Thiện cách đây không lâu hạ quyết tâm buông bỏ công việc lãnh đạo một công ty bất động sản để phục vụ cho những chuyến đi của mình.Người lên kế hoạch, cũng là người khao khát thực hiện chuyến đi nhất là ông Võ Hữu Thiện - hội trưởng CLB đạp xe LandSaigon, phải hi sinh không ít vì chuyến đi. “Ở công ty tôi giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị. Khi tôi nói với các thành viên trong ban lãnh đạo về việc xin nghỉ để phục vụ mơ ước phiêu lưu, ai cũng ngăn cản.Mọi người nói tôi cứ giữ chức như bình thường. Đạp xe đến đâu cũng được, chỉ cần mỗi tháng bay về Sài Gòn họp hội đồng quản trị một lần là được, rồi lại bay đi đạp xe. Nhưng tôi không đồng ý, vì điều đó trái với trách nhiệm công việc. Và tôi cũng muốn toàn tâm toàn ý cho hành trình của mình”, ông Thiện kể.Hành trình hiểm nguyTrước khi lên kế hoạch cho hành trình vòng quanh VN, nhóm đạp xe của ông Thiện từng thực hiện nhiều chuyến đi dài hơi, như đạp từ Sài Gòn đến Hà Nội (năm 2009), đạp xuyên 3 quốc gia VN, Campuchia và Thái Lan (2015) hay đi vòng quanh 7 tỉnh biên giới phía Bắc (2017)… Hành trình lần này hội tụ đầy đủ thách thức của tất cả những chuyến đi kể trên.“Hành trình đạp từ Sài Gòn ra Huế là chặng đường thảnh thơi nhất của nhóm, vì đường dễ đạp, thời tiết dễ chịu và chúng tôi vẫn còn sung sức. Khi từ vùng Bắc Trung Bộ trở ra, thách thức mới thực sự ập đến.Tháng 6-7 là thời điểm mưa nhiều, chuyện dầm mưa dãi nắng là bình thường. Nhưng đáng ngại nhất là những lần chinh phục các con đèo vì gió rất mạnh”, ông Cường kể. Trong ba người, ông Cường ít kinh nghiệm nhất khi chỉ mới bắt đầu đạp xe đều đặn khoảng một năm trở lại đây, chưa có được những kinh nghiệm rong ruổi đường xa như hai đồng đội.“Anh Thiện và anh Sơn có kinh nghiệm đạp đường đèo nên biết cách bố trí đội hình chạy thế nào để tránh được sức gio, cách phân phối sức để chạy sao cho hiệu quả. Nếu phải chạy xe một mình có lẽ tôi không chạy qua được những con đèo này đâu”, ông Cường kể.Càng đi đến phía Bắc, những con đèo ngày càng hiểm trở, và những vấn đề sức khỏe cũng bắt đầu kéo đến. Ông Thiện giàu kinh nghiệm nhất, nhưng cũng là người lớn tuổi nhất và lại có bệnh nền tiểu đường. Suốt một tuần lễ giai đoạn cuối tháng 7, nhóm phải vượt liên tục qua Hải Phòng, Lạng Sơn, Cao Bằng rồi đến Hà Giang.“Khi chuẩn bị bước vào con đèo quan trọng Mã Pí Lèng, cả người tôi đau khủng khiếp. Đến bệnh viện chụp MRI thì bác sĩ cho biết tôi bị tràn dịch khớp háng, và không cho tôi tiếp tục đạp xe nữa. Tôi vốn có nhiều tiền sử về các căn bệnh xương khớp nên không lạ với tình huống này, cần phải nghỉ ngơi vài tháng mới có thể đạp xe trở lại được”, ông Thiện kể.Trưởng nhóm chấn thương nặng, hai thành viên còn lại cũng gặp nhiều cơn đau nhức, lại thêm sức ép từ gia đình, vậy là cả ba ông già gân buộc phải tạm ngừng chuyến đạp xe. Tính đến thời điểm đó, nhóm đạp được hơn 2.500km sau gần 2 tháng, và lên xe hơi để tiếp tục nốt hành trình du lịch dang dở của mình.Bài học về sức khỏeDù không đạt được mục tiêu đề ra, nhưng hành trình đi qua hơn 15 tỉnh thành của nhóm ông Thiện vẫn là một chuyến đi vào loại độc nhất vô nhị trong cộng đồng đạp xe phong trào ở VN. Ý nghĩa nằm ở chỗ sau nhiều lần chinh phục thành công các mục tiêu, các cuarơ phong trào này giờ cũng đã biết được giới hạn của mình.“Khi lần đầu thực hiện chuyến đạp xe dài ngày từ Sài Gòn đến Hà Nội 11 năm trước, gia đình cũng khuyên can, lo lắng cho tôi rất nhiều. Nhưng dần dà chuyến đi nào chúng tôi cũng vượt qua, sự tự tin càng lúc càng lớn. Đến lần này tôi mới thấy được giới hạn của cơ thể mình.Thực sự ở tuổi này rất khó để theo đuổi một chuyến đi xuyên suốt nhiều tháng trời. Ở những chuyến đi tới có lẽ tôi phải chia nhỏ ra, lần lượt đạt được từng mục tiêu chứ không quá tham nữa. Như việc đạp xe trên tuyến đường Trường Sơn là mục tiêu mà nhất định tôi phải chinh phục”, ông Thiện nói.Hiểu được giới hạn bản thân không có nghĩa là giảm đi những thử thách, ông Thiện cho biết sắp tới ông sẽ hoàn toàn “đi phượt” bằng xe đạp, tức gói toàn bộ hành lý vào một chiếc túi xách rong ruổi cùng chiếc xe đạp, thay vì sử dụng xe hơi để chở đồ như trước đây.■Đất nước mình đẹp quá chừngNgoài đam mê thể thao và máu phiêu lưu, sở thích ngắm cảnh cũng là động lực lớn thôi thúc nhóm ông Thiện lao vào những chuyến đạp xe dài ngày. Cứ mỗi chuyến du sơn ngoạn thủy, ông lại có thêm nhiều góc nhìn mới về đất nước.“Đời tôi đi du lịch nước ngoài nhiều rồi, nhưng chưa bao giờ thấy chán khi ngắm cảnh ở VN. Tôi nghĩ không ai dám vỗ ngực tự xưng là đã khám phá hết mọi cảnh đẹp ở VN đâu, càng đi nhiều càng phải trầm trồ về vẻ đẹp thiên nhiên của nước mình.Trong lần đạp xe dọc các tỉnh biên giới phía Bắc, tôi được “nếm mùi” phần nào hai trong số “tứ đại đỉnh đèo” (Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin và Khau Phạ), cảnh tượng chẳng khác gì núi non ở châu Âu cả”, ông Thiện nói. Tags: Tội ác chiến tranhCam LyHậu quả bom mìnChuyến đi bão táp
Truyện ngắn: Trích đoạn Chiến tranh (J. M. G. Le Clézio) J. M. G. Le Clézio (trích) 15/11/2024 2561 từ
Tổng Bí thư Tô Lâm: Khắc phục triệt để tính hình thức, lãng phí, tính hành chính quan liêu, xa dân THÀNH CHUNG 18/11/2024 Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, mục tiêu cao nhất công tác dân vận trong giai đoạn mới là vì dân, giải quyết nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Sau lá cờ Việt Nam tại nhà thờ Đức Bà Paris, hai người bạn Thụy Sĩ tiếp tục hành trình vì công lý CẨM NƯƠNG 18/11/2024 Khi tận mắt chứng kiến hậu quả chiến tranh vẫn còn hiện hữu tại Việt Nam, nhóm người treo cờ Việt Nam tại nhà thờ Đức Bà Paris năm 1969 ấy quyết tâm tiếp tục hành trình vì công lý.
Đề nghị kỷ luật nguyên bí thư, nguyên chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc do liên quan vụ Phúc Sơn THÀNH CHUNG 18/11/2024 Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật nguyên bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng và một số nguyên lãnh đạo tỉnh này do liên quan vụ Phúc Sơn.
Trấn Thành đừng vô duyên nữa: Tại sao chương trình để chuyện này xảy ra? HOÀNG LÊ 18/11/2024 Tại sao chương trình để chuyện này xảy ra? Đó là câu hỏi của bạn đọc H.Hải gửi đến báo Tuổi Trẻ Online khi đọc bài viết Trấn Thành đừng vô duyên nữa: 'Đùa thì về nhà, đây là sóng truyền hình'.