25/10/2024 11:37 GMT+7

Chuyện đêm của phố và góc nhìn từ tuyến metro

Thiết kế ánh sáng bền vững là khái niệm mới ở Việt Nam, đặc biệt là hoàn cảnh phát triển đô thị hóa nhanh như hiện tại.

Sài Gòn – Chuyện đêm của phố - Góc nhìn từ tuyến metro 1 - Ảnh 4.

Hình ảnh minh họa

Tác giả đề xuất phương án chiếu sáng mang tính đa dạng, sống động ở khối đế thương mại, cao độ từ tầng trệt đến tầng ba. Ở các tầng cao hơn, đề xuất trả lại bầu trời nguyên thủy.

Trạm Nhà hát Thành phố

Nhà hát TP.HCM là chứng nhân lịch sử đồng thời cũng là trái tim trong lòng thành phố, tiềm năng phát triển các hoạt động biểu diễn đa dạng trong tương lai.

Khi tuyến metro 1 đi vào vận hành, đây sẽ là trạm mặt đất đầy dấu ấn lịch sử.

Đề xuất thiết kế chiếu sáng thể hiện nhịp sống phố xá sôi động ban đêm vào ngày thường và những sự kiện đặc biệt.

Trải nghiệm nhìn thường ngày: Sử dụng dòng sản phẩm Graze & Graze Compact từ Colorkinertics.

Với ưu thế LED thanh nhỏ nhất trên thị trường, đa dạng góc chiếu. Giải pháp chiếu sáng chi tiết kiến trúc thích hợp cho các dự án bảo tồn.

Hiện nhà hát dường như đang đứng yên giữa nếp sống đô thị năng động. Với công nghệ IntelliHue, hy vọng sẽ mang đến diện mạo cuộc sống đầy màu sắc cho tòa nhà cổ.

Sài Gòn – Chuyện đêm của phố - Góc nhìn từ tuyến metro 1 - Ảnh 2.
Sài Gòn – Chuyện đêm của phố - Góc nhìn từ tuyến metro 1 - Ảnh 3.

Hình ảnh minh họa

Trải nghiệm nghe - nhìn vào những dịp đặc biệt: Nhờ vào nền tảng Internet of Things (IoT) và hệ thống chiếu sáng được kết nối, được gọi là Interact, đề xuất không gian trình diễn nghệ thuật ngoài trời đa màu sắc và hiện đại.

Chuyện đêm của phố và góc nhìn từ tuyến metro  - Ảnh 4.

Trục tổng thể trước nhà hát thể hiện tinh thần, nhịp sống đa sắc màu của nhịp đập thành phố.

Chuyện đêm của phố và góc nhìn từ tuyến metro - Ảnh 5.

6h chiều - 10h tối

Chuyện đêm của phố và góc nhìn từ tuyến metro  - Ảnh 6.

Sau 10h giờ tối. Đèn quảng cáo được khuyến nghị giảm cường độ sáng. Tránh ô nhiễm ánh sáng.

Trạm Bến Thành

Kết hợp mô phỏng ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo vào những thời điểm tiêu biểu của ngày đông chí và hạ chí.

Với kinh nghiệm sử dụng công cụ mô phỏng, sẽ có các kịch bản chiếu sáng và đưa ra phương án vận hành hệ thống thiết bị điện tối ưu hóa nhất.

Chuyện đêm của phố và góc nhìn từ tuyến metro  - Ảnh 7.

Thời gian vận hành thiết bị chiếu sáng vào mùa đông: 7h sáng - 6h tối. Vào mùa hè 6h sáng - 7h tối

Đổi khung giờ hoạt động các thiết bị chiếu sáng khá quen thuộc với các nước châu Âu. Điều này giúp tiết kiệm năng lượng điện và tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, đặc biệt là các công trình công cộng.

Ga ngầm Bến Thành mang thiết kế độc đáo với điểm nhấn là phần giếng trời ở trung tâm khu vực lưu thông. Do đó, không gian dù nằm hoàn toàn bên dưới mặt đất nhưng vẫn giữ được sự kết nối với không gian bên ngoài dù ngày hay đêm.

Tuy nhiên, lo ngại về sự đồng đều ánh sáng giữa khu vực bên dưới giếng trời và phần còn lại của khu metro cần được để tâm tới.

Dựa trên kết quả mô phỏng ánh sáng tự nhiên, vào lúc 10h sáng của một ngày tháng 6, cường độ sáng bên dưới mái vòm có thể lên tới xấp xỉ 2500 lux, trong khi cường độ sáng cần thiết của khu vực lưu thông này theo tiêu chuẩn chỉ là 200 lux, dẫn đến nguy cơ chói lóa cho mắt người mỗi khi đi qua giếng trời.

Sài Gòn – Chuyện đêm của phố - Góc nhìn từ tuyến metro 1 - Ảnh 9.

Hình ảnh minh họa

Thực hiện các mô phỏng về chói lóa cho công trình cho thấy kết quả rõ ràng. Chứng minh cho các lo ngại về tiện nghi nhìn khi có những vị trí hướng về phía mái vòm được dự đoán 70% gây chói lóa.

Sài Gòn – Chuyện đêm của phố - Góc nhìn từ tuyến metro 1 - Ảnh 10.

Hình ảnh minh họa

Từ đây, thiết kế một hệ thống chiếu sáng xoay quanh tiện nghi và trải nghiệm của người dùng thông qua việc quản lý và cân đối các thông số chiếu sáng như cường độ ánh sáng, nhiệt độ màu của không gian xung quanh mái vòm. Đảm bảo sự kết nối một cách xuyên suốt và liền mạch với phần còn lại của công trình.

Để giải quyết vấn đề này một cách triệt để cần có sự phối hợp giữa kiến trúc sư trong việc nghiên cứu các giải pháp che chắn hợp lý vào các thời điểm nhất định trong ngày.

Trạm Rạch Chiếc

Chuyện đêm của phố và góc nhìn từ tuyến metro - Ảnh 10.

Diện tích toàn khu C là 33,43ha, chiều dài theo xa lộ Hà Nội là 0,98km, có nhà ga metro Rạch Chiếc, nút giao Cát Lái.

Ở đoạn metro trên cao, mô phỏng tính toán đường hạ tầng xa lộ Hà Nội tiêu chuẩn EN12464-2 (tiêu chuẩn châu Âu này quy định các yêu cầu về chiếu sáng cho các nơi làm việc ngoài trời, đáp ứng nhu cầu về sự thoải mái và hiệu suất thị giác).

Ngoài ra, ở giai đoạn 1 này, việc phân vùng chiếu sáng dựa theo phân khu đô thị dọc theo tuyến metro là điều quan trọng.

Nhờ vào phân vùng chiếu sáng, các chủ đâu tư sẽ có căn cứ để tuân thủ quy định chiếu sáng mặt ngoài tòa nhà.

Đây là nền tảng của việc thực hành thiết kế chiếu sáng bền vững cơ bản nhất để hạn chế tình trạng ô nhiễm ánh sáng trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và rộng như hiện nay ở nước ta.

Thiết kế ở các ga tiêu biểu Nhà hát TP, Bến Thành và Rạch Chiếc chứng minh giải pháp chiếu sáng có thể cân bằng giữa tính thẩm mỹ, tôn trọng văn hóa và trách nhiệm môi trường.

Dự án này là một nỗ lực hợp tác, bao gồm các kiến trúc sư, kỹ sư chiếu sáng và chuyên gia về tư vấn bền vững, tất cả cùng làm việc để phát triển các giải pháp mang lại lợi ích cho TP.HCM trong nhiều thế hệ tới.

Sài Gòn – Chuyện đêm của phố - Góc nhìn từ tuyến metro 1 - Ảnh 12.

Sài Gòn – Chuyện đêm của phố - Góc nhìn từ tuyến metro 1 - Ảnh 12.“Chuyển đổi chiếu sáng xanh hướng tới Net Zero”

Hướng tới cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam tại COP26, Signify Việt Nam phát động Cuộc thi “Chuyển đổi chiếu sáng xanh hướng đến Net Zero”.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên