12/09/2003 09:57 GMT+7

Những "bậc thầy" chung chi và lừa đảo

N.V.HẢI<BR>
N.V.HẢI

TT (Hà Nội) - Thời gian gần đây, tại Hà Nội dư luận đang xôn xao về hai vụ án lớn liên quan đến xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai. Đó là vụ án phó giám đốc Xí nghiệp xây dựng số 2 (thuộc Tổng công ty Xây dựng công nghiệp số 1, Bộ Công nghiệp) đã chung chi hàng tỉ đồng trong việc chạy lo lót cho các công trình; vụ Nguyễn Cao Thái - tổng giám đốc Công ty Thương mại và phát triển xây dựng (CDJS) - dùng dự án “ma” để lừa đảo hàng chục tỉ đồng. Hãy xem các “thầy” này “làm ăn” như thế nào?

ClwBtUNf.jpgPhóng to
Cơ quan điều tra đọc lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với Phạm Đức Tạo, phó giám đốc Xí nghiệp xây dựng số 2, tại nhà riêng ở Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội ngày 3-9.
TT (Hà Nội) - Thời gian gần đây, tại Hà Nội dư luận đang xôn xao về hai vụ án lớn liên quan đến xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai. Đó là vụ án phó giám đốc Xí nghiệp xây dựng số 2 (thuộc Tổng công ty Xây dựng công nghiệp số 1, Bộ Công nghiệp) đã chung chi hàng tỉ đồng trong việc chạy lo lót cho các công trình; vụ Nguyễn Cao Thái - tổng giám đốc Công ty Thương mại và phát triển xây dựng (CDJS) - dùng dự án “ma” để lừa đảo hàng chục tỉ đồng. Hãy xem các “thầy” này “làm ăn” như thế nào?

Tiền “chùa” vung vãi khắp nơi

Ông Phạm Đức Tạo là phó giám đốc Xí nghiệp xây dựng số 2 (thuộc Công ty Xây dựng công nghiệp số 1, Bộ Công nghiệp). Sau khi xí nghiệp giành được hợp đồng xây dựng một số công trình ở hai tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, phó giám đốc Tạo được phân công làm chủ nhiệm, trực tiếp chỉ đạo thi công trong thời gian từ tháng 2-2000 đến 8-2003.

Tám công trình mà ông Phạm Đức Tạo phụ trách, chỉ đạo thi công có tổng giá trị thành tiền là hơn 22,6 tỉ đồng. Nhưng ông Tạo đã tham ô hơn 5 tỉ đồng để tiêu xài cá nhân và chi dùng vào những việc “tế nhị” khác.

Những việc “tế nhị” ấy là gì? Ông Tạo khai với cơ quan chức năng rằng đã phải nhiều lần đưa tiền “tiêu cực phí”, tiền “phần trăm” cho những cán bộ có liên quan đến những dự án trên ở hai tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, trong đó có cả những người ở các vị trí, chức vụ quan trọng.

Tại Thanh Hóa, từ tháng 6-2000 đến cuối 2002, ông Tạo đã đưa tiền cho ít nhất bốn người, với đủ mặt từ hàng lãnh đạo cấp tỉnh, giám đốc quản lý các dự án ngành giáo dục tỉnh, cán bộ kỹ thuật giám sát bên A, gửi biếu tập thể ban quản lý dự án giáo dục...

QgMN5k8G.jpgPhóng to
Cuộc khám xét của Công an Hà Nội tại trụ sở Công ty cổ phần Thương mại và phát triển xây dựng, tối 5-9
Trong đó người nhận ít nhất 40 triệu đồng, người nhiều có đến cả 350 triệu đồng. Lý do, theo ông Tạo, hết sức đơn giản: đưa tiền để được “ưu tiên” trúng thầu các công trình xây dựng ở tỉnh (không chỉ lần này mà cả những lần sau, do đã có “quan hệ tốt”), cũng như để cán bộ kỹ thuật bên A “ngậm miệng” ký vào các biên bản nghiệm thu khối lượng và chất lượng công trình mà bên ông Tạo thi công.

Cũng với lý do tương tự, ông Tạo đem 727 triệu đồng “rải thảm” cho gần 20 cá nhân ở Hà Tĩnh, trong đó có lãnh đạo hàng tỉnh (liên quan đến công trình Tỉnh ủy Hà Tĩnh), lãnh đạo hai huyện Vũ Quang, Hương Khê, các ban quản lý dự án của tỉnh và hai huyện, cán bộ kỹ thuật giám sát các bên A...

Số tiền mỗi người nhận được không ít hơn 20 triệu đồng/lần (trừ hai trường hợp biếu trong dịp Tết Nguyên đán Quí Mùi mỗi suất 6 triệu đồng, có cả giám đốc Xí nghiệp 2 cùng đi và đưa ngay tại... nhà khách Chính phủ ở số 8 Chu Văn An, Hà Nội). Cá biệt, ông Tạo còn chi tiền “lót tay” cho hai tập thể ban quản lý dự án ở Hà Tĩnh, một nơi 30 triệu và nơi kia 60 triệu đồng.

Không chỉ dừng lại đó, giải trình với cơ quan chức năng, ông Tạo cho biết ngoài số tiền 215 triệu đồng dùng “chạy” một dự án ở Thanh Hóa, tháng 12-2002 ông còn đưa 120 triệu đồng nhờ hai người là Tống Ngọc L. và Đỗ Ngọc Q. môi giới “chạy thầu” để xí nghiệp được thi công công trình hồ chứa nước Bản Long (Vĩnh Phúc) và công trình cảng Kênh Vàng (Bắc Ninh).

Ông Tạo cũng “bỏ phong bao” thêm 80 2 dễ dàng như thế? Rất đơn giản, đó là bằng cách ứng tiền mua vật tư dưới dạng sec chuyển vào tài khoản một số doanh nghiệp khác, nhưng thực tế chỉ mua một ít vật tư, còn lại rút tiền mặt để chi dùng.

Ông phó giám đốc này đã chuyển khoản đến Công ty TNHH Minh Phương (quận Hai Bà Trưng) 887 triệu đồng nói là để mua ximăng, thép, nhưng thực chất rút tiền chi tiêu và sau đó mua lại của Minh Phương 11 tờ hóa đơn thuế giá trị gia tăng để hợp thức sổ sách; chuyển qua Công ty TNHH Đạt Thành (quận Cầu Giấy) 400 triệu (thực tế mua hàng chỉ hết 191 triệu đồng); chuyển qua Công ty Vật tư nông nghiệp Hà Tĩnh 290 triệu (mua hàng chỉ hết 210 triệu đồng)...

“Bậc thầy” về “vẽ” các dự án...

Trong khi vụ tham nhũng của ông phó giám đốc Xí nghiệp xây dựng số 2 Phạm Đức Tạo chưa kịp lắng xuống, Hà Nội lại bỗng chốc xôn xao xung quanh việc Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội khám xét trụ sở Công ty cổ phần Thương mại và phát triển xây dựng (CDJS) ở 51 Kim Mã Thượng, quận Ba Đình và bắt tổng giám đốc công ty này - ông Nguyễn Cao Thái - vào ngày 5-9.

Vụ án thứ hai này cũng là một dạng thất thoát, lãng phí, nhưng là trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai. Một tổng giám đốc trong tay không có gì đã “vẽ” ra cả 6-7 dự án, trong đó có năm dự án “xây nhà để bán” ở những vị trí “cực kỳ đẹp” trong thành phố. Mãi khi sự việc đổ bể nhiều người mới biết mình bị lừa, thật ra chẳng có dự án nhà đất nào ở những nơi này cả...

Cơ quan chức năng trước khi bắt ông Nguyễn Cao Thái đã kịp làm rõ thật ra công ty này không có đủ 5 tỉ đồng vốn pháp định như kê khai khi thành lập (tháng 3-2002). Đây chẳng qua chỉ là trò khuếch trương “tiềm lực tài chính” để dễ bề lòe các khách hàng nhẹ dạ về sau. Công ty thực chất cũng không có hàng hóa gì để bán, trừ một loại hàng hóa duy nhất: những ngôi nhà “ma” nằm trong những dự án cũng... “ma” nốt.

Ba dự án lớn nhất mà CDJS giới thiệu tới khách hàng - như đã nói, đều nằm ở vị trí đẹp - một ở 58 Kim Mã (quận Ba Đình), một ở 30 Tân Mai (quận Hai Bà Trưng) và một ở đường Hoàng Quốc Việt (quận Cầu Giấy). Để người mua yên tâm, CDJS cung cấp đầy đủ các bản vẽ dự án, bản thiết kế chi tiết cho từng tầng nhà chia lô, trình bày lộ trình thực hiện dự án, thậm chí dẫn khách tới xem hiện trường đã đặt sẵn... máy ép cọc, có vẻ như sẵn sàng “khởi công”; đồng thời kèm thêm lời đề nghị kỳ quái là yêu cầu người mua “giữ bí mật vì số lượng nhà của dự án có hạn”.

Kết quả ra sao: từ tháng 12-2002 đã có gần 30 người đăng ký, nộp tiền thật mua nhà “ma” của ông Thái với giá 35-45 triệu đồng/m2 (trên hợp đồng chỉ ghi “phần cứng” 22 triệu đồng/m2, còn phần mềm tùy theo thời điểm mua từ 12,5-20 triệu/m2, không ghi vào hợp đồng). Đặc biệt một số trường hợp “chậm chân” phải mua nhà của CDJS thông qua các “cò”, “chân gỗ” với giá cao hơn rất nhiều, từ 45-54 triệu đồng/m2.

Sự thật về các dự án “ma” này thế nào? Cơ quan chức năng đã xác minh địa điểm mà ông Nguyễn Cao Thái “vẽ” ra các dự án thực chất là đất của Nhà nước cho một số đơn vị, hợp tác xã thuê. Đơn cử lô đất tại 58 Kim Mã là đất Nhà nước cho Hợp tác xã công nghiệp 8-3 thuê 20 năm, chỉ sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp. Do Hợp tác xã 8-3 không sử dụng đến, mặt khác lại đang nợ tiền của Công ty CDJS (6 tỉ đồng) nên phải thế chấp giấy tờ gốc của lô đất cho CDJS.

Ông Thái và CDJS đã lợi dụng ngay những giấy tờ trên để “lòe” người mua về tính hợp pháp của khu đất và dự án “xây nhà để bán” trên nền đất này. Tất nhiên, những đơn vị đang thật sự quản lý, sử dụng các khu đất “dự án” trên cũng được hưởng một chút lợi lộc từ những trò ma mãnh của CDJS, như Hợp tác xã 8-3 được chia 6 tỉ đồng, Hợp tác xã Đoàn Kết 8,5 tỉ (khu đất 30 Tân Mai), riêng chủ nhiệm Hợp tác xã 8-3 được CDJS chi cá nhân 2,3 tỉ đồng... Đáng kể là theo chỉ đạo của Nguyễn Cao Thái, CDJS đã dành 13,2 tỉ đồng để biếu xén, chạy chọt một số quan chức thành phố Hà Nội, các ngành chức năng liên quan.

N.V.HẢI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên