Lúc này chúng tôi mới nghe kể lại câu chuyện cứu sống bốn người dân xã Sơn Bằng lúc 1 giờ sáng.
Phóng to |
Mũi cứu hộ biên phòng thuộc hải đội 2 đang đưa cụ Chương và bà Hà ra khỏi nóc nhà bị ngập tận nóc |
Hai anh em Thành và Trung được cứu ra khỏi ngọn bụi tre |
"22g ngày 16-10 khi mũi cứu nạn của Bộ đội biên phòng đang ăn vội bữa cơm rang thì nhận lệnh "đi cứu người ở xã Sơn Bằng" khẩn cấp. Chúng tôi lên ca nô cao tốc đi cùng 10 người lính trẻ thuộc hải đội 2 do đại tá Bùi Hữu Thái-phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh chỉ huy. Chiếc ca nô khẩn trương đi vào biển lũ băng băng hướng về vùng làng đang ngập tận nóc.
Trong đêm tối, người dẫn đường do UBND xã Sơn Bằng cử đi cũng không thể chỉ chính xác ngôi nhà của ông Phạm Trọng Chương, 81 tuổi - người được chính quyền xã này yêu cầu được cứu gấp nếu không nước ngập nốt đỉnh nhà là không thể thoát thân. Ca nô không đèn, chỉ có ánh đèn pin của các chiến sĩ biên phòng thay nhau rọi về phía trước. Rất khó để ca nô chạy theo hướng đã định bởi có lúc gió, nước xiết ép dạt vào bụi tre. Thiếu tá Đông - người cầm lái ca nô cảnh báo: "Rất nhiều cột điện bị ngập gần hết đỉnh nếu không tinh mắt thì dễ đâm ca nô vào. Sẽ rất nguy hiểm nếu mũi ca nô vấp phải dọc ngang dây điện lùng nhùng trong mặt nước thì sẽ bị lật".
Thiếu úy Lê Minh Toàn nói: "Hãy cảnh giác với ngập tràn bị chìm trong lũ bởi lúc sáng khi ca nô của mũi đi Sơn Kim đã cài số lùi nhưng bất ngờ gặp nước chảy xiết xuôi mặt tràn. người cầm lái nói như ra lệnh: "Tất cả đứng im". Rồi anh cho ca nô lao thẳng theo chiều nước. Nếu lúc đó người cầm lái chần chừ thì ca nô sẽ bị xoay ngang và lật.
Chiếc ca nô cứ lòng vòng mãi đến 1giờ ngày 17-10 chúng tôi mới tiếp cận được vùng làng của cụ Chương. Đưa ca nô đến nơi đã khó nhưng xác định đâu là nhà cụ Chương càng khó hơn. Đại tá Thái phát hiệu lệnh đầu tiên: "Từng người thay nhau gọi to "ai là cụ Chương thì hú lên một tiếng". Ca nô giảm tốc độ luồn lách qua những nóc nhà chấp chới trong đêm mưa kéo theo những tiếng gọi bòng cả họng những chiến sĩ trẻ. Sau 30 phút, mọi người bàng hoàng khi nghe những tiếng "hú" kéo dài". Đại tá Thái lại phát lệnh dừng ca nô sát vào mái tôn phía trước để các chiến sĩ trèo lên mái ngói. Tiếng hú vẫn phát ra mỗi lúc một gần. Đại tá Thái lệnh tháo ngói, bẻ rui để chui vào. Các chiến sĩ nối chân nhau trườn lên mái ngói. Những động tác mau lẹ như những ánh đèn pin loáng nhanh trên mái nhà sũng nước. Vừa lúc các chiến sĩ thò đầu vào thì cụ Chương đã đứng lên dơ hai tay ra ngoài.
Đưa cụ Chương xuống ca nô, các chiến sĩ đưa thêm một phụ nữ ra khỏi chạn nhà đã ngập nước. Người phụ này là bà giúp việc tên Nguyễn Thị Hà (47 tuổi, trú tại huyện Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh). Ngồi yên ổn trong ca nô rồi bà Hà hỏi: "Các chú là ai. Răng các chú cứu được chúng tôi giữa đêm hoạn nạn như thế này". Mặc dù đã được mặc áo phao và khoác thêm nilong nhưng bà Hà vẫn rét run. Bà nói: "Lúc sáng biết làng ngập lụt nhưng không ngờ lũ dâng mau quá. Tui đang nấu cho ông nồi cháo chưa kịp sôi thì nước đã vô nhà rồi ngập lên giường tủ. Tôi vội vàng kéo ông lên chạn thì chạn cũng ngập nước luôn. Một tí nữa thôi là ngập luôn nóc nhà là chết hết". Hỏi chuện về cụ Chương , bà cho hay cụ Chương có bốn con nhưng đều đi làm ăn xa trong Nam, ngoài Bắc. Con của ông vừa về đưa ông đi mổ ruột thừa được tám ngày. Trước khi đi, họ nhờ bà Hà là người bà con đến chăm sóc cụ. Nghe chuyện cụ Chương chỉ nói: "Cảm ơn các chú biên phòng đã cho tôi sống".
Thiếu úy Toàn cho biết, trước đó, trên đường tiếp cận nhà cụ Chương, 10 người lính biên phòng trên ca nô này đã cứu được hai anh em Thái Văn Thành và Thái Văn Trung đang mắc kẹt trong ngọn một bụi tre.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận