Trong sổ ghi đầy đủ, chi tiết những lần ông đi khám, chữa bệnh và cả những lần đi khám sức khỏe tổng quát ở nhiều nơi khác nhau. Thấy tôi ngạc nhiên, ông cho biết ở đất nước ông ai cũng chỉ có duy nhất một cuốn sổ để theo dõi sức khỏe như thế, cuốn sổ ấy theo người ta đến suốt cuộc đời.
Ngẫm lại, tôi thấy người VN chưa quan tâm lắm đến cuốn sổ khám bệnh tưởng rất nhỏ nhặt này. Nhiều bệnh viện, phòng khám hiện nay yêu cầu bệnh nhân dùng sổ khi khám bệnh nhưng nhiều bệnh nhân vẫn chưa có thói quen lưu giữ hoặc đem theo sổ khi đến khám. Trừ một số ít phòng khám, bệnh viện chấp nhận cho bệnh nhân dùng chung sổ khám bệnh với những nơi khác, còn thì hầu hết đều yêu cầu bệnh nhân mua sổ khám bệnh riêng của mình phát hành với giá cả, hình thức khác nhau.
Gia đình tôi dù chỉ có vài người nhưng luôn có một chồng sổ khám bệnh của nhiều nơi khác nhau, có cuốn chỉ dùng vài trang rồi bỏ. Tuy nhiên, chỉ một số bệnh viện chuyên khoa như mắt hay tai mũi họng thì nội dung in trong sổ có hơi khác (chỉ đề cập một số bộ phận riêng biệt như mắt, tai, mũi, họng...), còn sổ khám bệnh ở các bệnh viện khác đều có cùng nội dung.
Việc lưu giữ những cuốn sổ khám bệnh và chỉ dùng một cuốn duy nhất không chỉ tiết kiệm chi phí (in ấn, mua sổ...) mà còn rất quan trọng vì thông tin liền lạc, đầy đủ. Với những bệnh nhân có bệnh hiểm nghèo, việc lưu giữ sổ rất hữu ích cho bác sĩ trong việc tham khảo thông tin về tiền sử bệnh, yếu tố gia đình, di truyền... giúp ích quá trình chẩn đoán, điều trị tốt hơn. Bộ Y tế có thể phát hành một loại sổ duy nhất dùng chung cho các bệnh viện (không phân biệt công hay tư), phòng mạch, phòng khám tư...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận