13/01/2018 11:37 GMT+7

Chuyện bố trí lãnh đạo không phải người địa phương

TS PHAN HẢI HỒ (Học viện cán bộ TP.HCM) - MAI HOA ghi
TS PHAN HẢI HỒ (Học viện cán bộ TP.HCM) - MAI HOA ghi

TTO - Chính sách đưa người nơi khác về làm lãnh đạo ở một địa phương thì tiến bộ, còn chuyện thực thi có hiệu quả hay không, nó còn thể hiện quyết tâm nữa...

Chuyện bố trí lãnh đạo không phải người địa phương - Ảnh 1.

UBND TP.HCM vừa yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành và chủ tịch UBND các quận, huyện từ năm 2020 bắt buộc thực hiện việc bố trí một số chức danh lãnh đạo, quản lý không phải là người địa phương. 

Đồng thời kiên quyết loại bỏ tình trạng tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ là người thân không đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn.

Từ xưa, ông cha ta đã có Luật hồi tỵ, quy định không được bổ nhiệm một người làm quan ngay tại nơi người đó sinh ra và lớn lên. Làm quan rồi thì không được bổ nhiệm người thân vào các chức vụ liên quan. Dù đã có từ xưa, nhưng quan điểm này tới bây giờ vẫn là tiến bộ. 

Không bổ nhiệm một người làm quan ở địa phương có mấy cái lợi. Một là người đó xử lý công việc sẽ mang tính khách quan. Hai là hạn chế được cái "hậu" là bà con thân thích ở đó sẽ lợi dụng ảnh hưởng của người này. Ba là tránh cục bộ địa phương, chỉ sử dụng người địa phương mình. Bốn là tránh lợi ích nhóm.

Công tác cán bộ bây giờ nhiều lúc cũng đổ thừa là "đúng quy trình", tức là đúng theo trình tự thủ tục quy định của pháp luật. Nhưng trong pháp luật của VN về quy trình bổ nhiệm lại không có quy định nào về việc cấm làm lãnh đạo tại địa phương, hay cũng không có quy định cấm người đó được bổ nhiệm người thân thích, trừ một số trường hợp đặc biệt. 

Như vậy, trong nhiều trường hợp bổ nhiệm lùm xùm dư luận, xét về mặt luật pháp là đều tuân thủ, bởi luật không cấm. Nhưng nó không đúng về các giá trị khác. Đó là thuần phong mỹ tục, là đạo đức.

Chúng ta muốn tạo ra một môi trường mà cán bộ không cần, không muốn và không dám tham nhũng. Cái đầu tiên phải có chính sách cho người tài được trọng dụng, có môi trường phát huy, chế độ chính sách lương thưởng xứng đáng. 

Điều đó góp phần tạo nên một môi trường coi trọng danh dự nghề nghiệp và lòng tự trọng của con người. Nó tạo động lực cho người ta cống hiến vì cái chung.

Câu chuyện đưa người nơi khác về làm lãnh đạo ở một địa phương, một địa bàn quan trọng nhất là người đó phải đủ tâm, đủ tầm, trí, dũng để cấp dưới phải nể. Đó là kiến thức chuyên môn, kỹ năng, đạo đức, phẩm chất. 

Anh về làm lãnh đạo mà họp giữa bao nhiêu nhân viên, người ta hỏi cách xử lý vấn đề ra sao, anh lại ú ớ thì làm sao người ta nể phục. Chính sách thì tiến bộ, còn chuyện thực thi có hiệu quả hay không, nó còn thể hiện quyết tâm chính trị của cả hệ thống.

Em chồng không phải "người thân" bộ trưởng: Luật còn kẽ hở Phó bí thư Bình Định trả lời về bằng "dỏm", bổ nhiệm người thân Khi người thân làm cùng cơ quan
TS PHAN HẢI HỒ (Học viện cán bộ TP.HCM) - MAI HOA ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên