TTCT - Những năm vừa qua, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, nhiều công trình phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân ở những vùng đặc biệt khó khăn mà chủ yếu là vùng đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở vùng sâu vùng xa đã được tiến hành xây dựng, đi vào hoạt động và đã đạt được những kết quả bước đầu. Như Chương trình 135 của Chính phủ giúp các xã đặc biệt khó khăn xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án của các tổ chức trong và ngoài nước mà quan trọng nhất phải kể đến dự án xây dựng hệ thống nước tự chảy và khoan giếng lấy nước sạch phục vụ sinh hoạt cho bà con ở những vùng khó khăn của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tài trợ... Các dự án này được triển khai rộng khắp, hầu như tất cả các tỉnh vùng cao và những vùng khó khăn, thiếu nước trong sinh hoạt, sản xuất đều được sự giúp đỡ của các dự án này. Nhưng xem ra hiệu quả đạt được không như mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu là thi công sai kỹ thuật dẫn đến công trình có chất lượng kém chóng hư hỏng. Mặt khác, một số công trình không phù hợp với phong tục tập quán của một số địa phương, khi xây dựng đã không quan tâm đến việc lựa chọn địa điểm thích hợp để lắp đặt, khoan giếng ở nơi tập trung đông dân cư như nhà rông, nhà văn hóa... mà chỉ chọn những nơi thuận lợi việc thi công hoặc gần nhà của một số cán bộ chính quyền địa phương sở tại. Vậy để các công trình này đạt hiệu quả tốt, thiết thực, theo chúng tôi, cần đáp ứng các yêu cầu sau đây. Thứ nhất, đối với các công trình đã xây dựng và đi vào hoạt động cần kiểm tra đánh giá và thống kê chính xác hiệu quả sử dụng, rút kinh nghiệm và xử lý sửa chữa. Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị được giao trách nhiệm làm chủ đầu tư, thi công, giám sát thi công và nghiệm thu các công trình đó. Đối với những công trình đang và sẽ thi công nên tăng cường quản lý về vốn, kiểm tra kỹ thuật, tiến độ thi công và cách thức nghiệm thu công trình, cương quyết xử lý các vụ vi phạm có thể dẫn đến việc gây thiệt hại cho công trình về sau và nên qui định trách nhiệm cụ thể cho đơn vị quản lý nguồn vốn xây dựng các công trình đó. Thứ hai, tăng cường hơn nữa sự tham gia giám sát của chính quyền (đặc biệt là HĐND các cấp) và nhân dân địa phương (người hưởng lợi ích chủ yếu từ các công trình này) lắng nghe ý kiến của họ trước khi xây dựng công trình. Tránh tình trạng khi công trình đã xây dựng xong không ai sử dụng do ở xa khu dân cư, không thuận tiện việc đi lại hoặc không phù hợp với phong tục tập quán của nhân dân địa phương (như người dân ở đó có thói quen dùng nước tự chảy mà chúng ta lại tiến hành khoan giếng). Thứ ba, trước và sau khi xây dựng công trình phải phổ biến, tuyên truyền đến tận người dân những lợi ích mà công trình đem lại, cũng như hướng dẫn cách thức bảo quản, sử dụng sao cho có hiệu quả lâu dài, tránh hiện tượng một số công trình sử dụng chưa được bao lâu đã hư hỏng.
Sắp xếp lại đơn vị hành chính: để Mỹ Tho, Đà Lạt không trở thành phường, xã cao vũ minh (Trường ĐH Kinh tế - luật) 10/04/2025 1816 từ
Việt Nam và Trung Quốc lập ủy ban về đường sắt, thúc đẩy sáng tạo khoa học thành sản xuất thực chất DUY LINH 14/04/2025 Tại cuộc hội đàm chiều 14-4, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí thành lập ủy ban hợp tác đường sắt giữa hai Chính phủ, đồng thời đề ra loạt phương hướng phát triển quan hệ thời gian tới.
Đảm bảo an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cấp độ cao nhất HỒNG QUANG 14/04/2025 Công tác bảo vệ được lực lượng công an triển khai ở cấp độ cao nhất. Mục tiêu là đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho các hoạt động của đoàn trong chuyến thăm.
TP.HCM dự kiến sẽ có phường Sài Gòn THẢO LÊ 14/04/2025 Phường Sài Gòn được đề xuất, trên cơ sở nhập phường Bến Nghé và khu phố 1 phường Nguyễn Thái Bình tại quận 1.
Chiêu đãi trọng thể chào mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình THANH HIỀN 14/04/2025 Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì chiêu đãi trọng thể chào mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp nhà nước tới Việt Nam.