24/10/2019 09:46 GMT+7

'Chúng tôi không hiểu vì sao phải làm thêm ngày thứ bảy'

VŨ THỦY - ÁI NHÂN ghi
VŨ THỦY - ÁI NHÂN ghi

TTO - Nhiều ý kiến cho rằng công nhân muốn làm thêm, nhưng thực tế không phải vậy, không ai muốn nai lưng ra làm thêm cả...

Chúng tôi không hiểu vì sao phải làm thêm ngày thứ bảy - Ảnh 1.

Công nhân đi chợ mua sắm sau khi tan ca chiều - Ảnh: Q.ĐỊNH

Nhiều công nhân đã nhờ đại biểu quốc hội gửi gắm nguyện vọng của mình đến Quốc hội: "Chúng tôi không hiểu vì sao phải làm việc ngày thứ bảy trong khi các cô giáo thì được nghỉ và con chúng tôi không biết gửi cho ai?"...

* Ông Nguyễn Phước Đại (chủ tịch công đoàn Công ty Juki Việt Nam, TP.HCM):

Mặc dù nhiều người cho rằng công nhân muốn làm thêm nhưng mấu chốt là nếu chỉ làm giờ hành chính đủ 8 tiếng thì không đủ sống. Công nhân buộc phải làm thêm vì cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn.

Hiện nay công nhân Công ty Juki đang tăng ca 40-50 giờ/tháng, đáp ứng quy định về giờ làm thêm hiện tại nhưng để công nhân có thêm thời gian chăm lo cho gia đình, công ty có thêm chính sách cho công nhân nghỉ 1 tháng hai ngày thứ bảy.

Do đó, cần giải quyết câu chuyện đời sống người lao động ở tầm vĩ mô để lương đủ sống chứ không phải là câu chuyện tăng giờ làm thêm hay không.

* Chị Phạm Thị Nhất (33 tuổi, công nhân may tại quận Bình Tân):

Đời sống ngày càng khó khăn, vật giá ngày càng leo thang nên công nhân phải làm thêm mới đủ sống. Nhưng tôi không muốn tăng giờ làm thêm vì với giờ làm thêm hiện nay tôi cũng phải cố gắng xoay xở mới lo được cho con cái.

Công nhân cũng phải dành thời gian chăm sóc gia đình, lo cơm nước, đưa rước con cái và cũng phải nghỉ ngơi để có đủ sức khỏe làm lâu dài.

Chị Phạm Đông Anh (30 tuổi, công nhân sản xuất giày dép tại KCN Tân Tạo, Bình Tân):

Tôi còn độc thân và hiện tại giờ làm thêm của công ty chỉ khoảng 10 tiếng/tuần. Tuy nhiên nhiều người có gia đình và phải làm thêm nhiều hơn thì việc xoay xở lo cho gia đình, con cái rất chật vật.

Tôi mong muốn giữ mức giờ làm thêm như hiện tại và thậm chí được nghỉ thêm ngày thứ bảy để có thời gian vui chơi như những người làm công việc văn phòng, công chức.

Chúng tôi không hiểu vì sao phải làm thêm ngày thứ bảy - Ảnh 2.

Tỉ lệ ý kiến của độc giả Tuổi Trẻ Online sau 24 giờ thăm dò về khả năng tăng tổng số giờ làm thêm - Nguồn: TTO

TS.BS Huỳnh Tấn Tiến (nguyên giám đốc Trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường TP.HCM): Cần phải cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe, tái tạo sức lao động cho người lao động. Nhìn ra các nước trong khu vực và thế giới ngày càng giảm giờ làm, tăng lương cho người lao động.

Nhìn như thế không phải là so sánh ngang bằng với các nước khi điều kiện khác nhau. Tuy nhiên xu thế chung, tiến bộ là các công ty, xí nghiệp phải ngày càng nâng cao chất lượng lao động bằng cách đổi mới công nghệ, cải tiến máy móc để giải phóng bớt sức lao động, tăng phúc lợi xã hội, phúc lợi doanh nghiệp cho người lao động.

Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (TP.HCM): Làm việc mỗi ngày 9-10 giờ thì không có gia đình hạnh phúc

thien nhan

Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân

Vừa rồi có cuốn sách nghiên cứu về hạnh phúc của người Việt Nam, điều tra người Việt Nam mong muốn gì thì về kinh tế mong muốn là có thu nhập, có việc làm, có nhà.

Nhưng về gia đình thì những giá trị lớn nhất: 95,4% mong muốn có gia đình hòa thuận, 73% con cháu ngoan và tiến bộ, 60% là sức khỏe tốt.

Vậy nếu chúng ta làm việc mỗi ngày 9-10 giờ quanh cả năm thì không thể có gia đình hạnh phúc đâu, không có điều đó đâu.

Đại biểu Trương Thị Bích Hạnh (Bình Dương): Công nhân đề nghị chúng tôi nêu nguyện vọng đến QH

truongthibichhanh

Đại biểu Trương Thị Bích Hạnh

Rất nhiều công nhân lao động đã gửi gắm và đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chuyển tải tiếng nói nguyện vọng của người lao động đến Quốc hội tại kỳ họp này.

Tôi xin phép được chuyển đến câu hỏi của công nhân lao động tại tỉnh Bình Dương: "Chúng tôi không có thời gian, kiến thức để nghiên cứu lý do, chúng tôi chỉ không hiểu vì sao phải làm việc ngày thứ bảy trong khi các cô giáo thì được nghỉ và con chúng tôi không biết gửi cho ai?".

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH: Đào Ngọc Dung: Giảm giờ làm việc, giá trị xuất khẩu tụt 20 tỉ USD

dao ngoc dung

Đại biểu Đào Ngọc Dung

Chúng tôi đánh giá sơ bộ cho thấy nếu giảm từ 48 xuống 44 giờ/tuần, tổng thời gian giảm đi sẽ là 208 giờ/năm; tổng chi phí cho lao động sẽ tăng lên 10%; tổng giá trị xuất khẩu của chúng ta sẽ giảm đi khoảng 20 tỉ USD/năm.

Điều quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta sẽ giảm đi 0,5%.

Chúng ta đang nỗ lực rất lớn để không rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp, các chuyên gia dự báo để không rơi vào bẫy thu nhập thấp thì phải phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 7%.

Chính vì thế chúng tôi cho rằng đây là vấn đề hệ trọng với chúng ta, tôi đề nghị giao cho Chính phủ nghiên cứu để giảm giờ làm vào thời điểm thích hợp.

Thăm dò ý kiến

Có nên mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ/năm so với 300 giờ như hiện hành?

Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm rơi nước mắt nói về lương và giờ làm thêm của công nhân Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm rơi nước mắt nói về lương và giờ làm thêm của công nhân

TTO - Sáng 23-10, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) bấm nút tranh luận với đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) về quan điểm tăng giờ làm thêm. Bà Tâm đã không kìm được nước mắt khi phát biểu.

VŨ THỦY - ÁI NHÂN ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên