19/12/2021 22:04 GMT+7

'Chúng tôi không dám về với gia đình, không dám ăn bữa cơm thân mật'

HÀ THANH
HÀ THANH

TTO - Có những hy sinh, khó khăn chỉ có người trong cuộc mới thấu hiểu được. Trong những ngày dịch COVID-19 đầy khó khăn, rất nhiều gia đình y bác sĩ, quân đội, công an phải tạm gác hạnh phúc riêng để xông pha nơi tuyến đầu.

Chúng tôi không dám về với gia đình, không dám ăn bữa cơm thân mật - Ảnh 1.

Tôn vinh 20 gia đình trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2021 - Ảnh: HẢI ĐĂNG

Tối nay 19-12 tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp cùng các đơn vị tổ chức lễ vinh danh trong chương trình Gia đình trẻ Việt Nam tiêu biểu 2021 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Với chủ đề Điều phi thường của yêu thương, chương trình đã xét chọn, tôn vinh 20 gia đình trẻ tiêu biểu nhất đến từ 16 tỉnh, thành phố.

Họ là những gia đình trẻ đã có những nỗ lực phi thường, vượt qua nhiều khó khăn trong đời sống, khó khăn do đại dịch. Họ không chỉ xây dựng gia đình gắn kết, hạnh phúc, tràn ngập yêu thương, mà còn góp phần lan tỏa giá trị tốt đẹp gia đình Việt, đóng góp tích cực cho các hoạt động cộng đồng, đặc biệt là công cuộc phòng chống đại dịch, bảo vệ và dựng xây đất nước.

Chúng tôi không dám về với gia đình, không dám ăn bữa cơm thân mật - Ảnh 2.

Nhớ con chỉ biết kết nối với con qua lớp cửa kính - Ảnh: HÀ THANH chụp lại

"Tôi nhớ những ngày đó rất mệt, cả hai vợ chồng cùng tham gia chống dịch. Thật sự chúng tôi không dám bước về với gia đình để có những bữa cơm thân mật, có hơi ấm gia đình" - chị Trần Thị Thu Hảo (ở quận 6, TP.HCM) nhớ lại.

Dù con nhỏ mới 16 tháng tuổi, nữ cán bộ công an đành gửi con cho ông bà chăm sóc, cùng chồng là anh Trần Hải Đoàn (cán bộ Đoàn) xông pha cùng thành phố chống dịch. Có những ngày nhớ con thật nhiều, mà về nhà chỉ dám nhìn con từ xa hoặc trò chuyện với con cái qua lớp cửa kính.

"Con nhớ bố không? Nín đi, ngoan, bố sắp về với con rồi". Qua chiếc điện thoại, anh Nguyễn Quang Mạnh - bác sĩ nơi tuyến đầu - không thể ngăn được xúc động khi nhìn thấy con đang khóc đòi bố sớm về.

"Đó là những tháng ngày rất khó khăn, bản thân tôi là một nhân viên y tế nên thấu hiểu được phần nào sự vất vả của anh đang nơi tâm dịch", chị Nguyễn Thị Hải Ly (vợ anh Mạnh) giãi bày.

Chúng tôi không dám về với gia đình, không dám ăn bữa cơm thân mật - Ảnh 3.

Hay nhớ con, chỉ biết gọi con qua chiếc điện thoại - Ảnh: HÀ THANH chụp lại

Hay câu chuyện của gia đình anh chị Lù Văn Thắng - Hoàng Thị Hoan (ở Sơn La) và gia đình anh chị Trần Khánh Tiên - Hoàng Thị Biên ở Cao Bằng. Có chồng hiện đang công tác trong lực lượng công an, lực lượng biên phòng, thường xuyên làm nhiệm vụ xa nhà, mọi gánh nặng gia đình đều dồn lên vai người vợ. Nhưng với sự yêu thương, họ đã cùng nhau vượt qua tất cả để giữ gìn ngọn lửa hạnh phúc.

Anh Nguyễn Hải Minh - phó chủ tịch thường trực Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam - cho biết, lễ tôn vinh nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình "Xây dựng gia đình trẻ hạnh phúc" giai đoạn 2021 - 2025, hưởng ứng phong trào "Tôi yêu Tổ quốc tôi", đồng thời kỷ niệm 20 năm ngày Gia đình Việt Nam.

Chương trình hướng đến thúc đẩy, tăng cường tuyên truyền trong các cơ sở hội, hội viên, thanh niên về vai trò và giá trị của gia đình đối với mỗi cá nhân, lan tỏa ý nghĩa của việc xây dựng gia đình trẻ ấm no, hạnh phúc đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Giữ lửa gia đình những ngày giãn cách Giữ lửa gia đình những ngày giãn cách

TTO - Khi nhịp sống bình thường bị đứt gãy, nếu mỗi người không chuẩn bị cho mình các kỹ năng sống để thích nghi với những đổi thay ngoài ý muốn thì sẽ khó tìm ra cách giải quyết ổn thỏa cho bản thân và gia đình mình.

HÀ THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên