Phóng to |
Em bé được chăm sóc sau khi sinh tại một bệnh viện phụ sản ở Hà Nội - Ảnh: T.T.D. |
- Tôi thấy quá tải bệnh viện là một yếu tố làm nhân viên y tế mệt mỏi, căng thẳng nên đôi khi tiếp xúc, chăm sóc người bệnh không được nhẹ nhàng, chu đáo. Tuy nhiên, những trường hợp như vậy không phải là phổ biến. Thực tế tâm lý ai cũng thường thích chê người khác hơn khen. Khi một người bức xúc họ luôn muốn diễn tả, biểu lộ ra.
Còn khi được đối xử tử tế, ân cần thường người ta chỉ biết xong việc là thôi. Vì thế sẽ dễ thấy nhiều lời chê trách của bệnh nhân được phổ biến, đưa lên các phương tiện truyền thông đại chúng. Còn những lời khen, những lời cảm ơn nhân viên y tế ít được đưa lên nên ai cũng có cảm giác cách đối xử không tốt của nhân viên y tế với bệnh nhân nhiều hơn.
Ở các bệnh viện luôn có sổ góp ý của bệnh nhân và thân nhân khi đến khám chữa bệnh. Đọc trong đó tôi thấy ý kiến vừa có khen vừa có chê, nhưng khen rất nhiều còn chê không đáng kể. Tại sao những bài khen, lời khen đó lại không được đăng trên các phương tiện truyền thông đại chúng, còn những sai sót, khuyết điểm lại đưa rất nhiều?
Tại Bệnh viện Hùng Vương, mỗi năm có hơn 30.000 sản phụ đến sinh. Số ca có xảy ra sự cố đáng tiếc hoặc không làm người bệnh hài lòng rất ít. Vì vậy các bệnh viện vẫn tồn tại và phát triển, vẫn tiếp tục thu hút bệnh nhân đến khám chữa bệnh. Tôi thấy cũng phải công bằng nhìn nhận như vậy.
Trước sự đau đớn của sản phụ khi vượt cạn, bác sĩ, nữ hộ sinh luôn động viên, chia sẻ với sản phụ. Chúng tôi luôn hiểu những lời động viên, khen ngợi, thậm chí “dụ dỗ” đúng lúc làm sản phụ an lòng, bớt lo lắng. Trước đây chưa có phương tiện làm giảm đau cho sản phụ, chúng tôi phải luôn động viên rất nhiều, thậm chí không phải một mà nhiều người cùng động viên.
Người đứng ở phía trên đầu thì hướng dẫn cách rặn, cách thở làm sao cho đỡ đau, cho cuộc sinh được hiệu quả, mau chóng bằng những lời lẽ nhẹ nhàng như: “Mẹ giỏi quá. Mới sinh lần đầu mà biết rặn hay quá. Nào, mẹ hít hơi thật sâu để lấy sức rặn tiếp nhé”. Có khi người ở phía dưới phải “dụ”: “Đã thấy tóc của bé ló ra rồi. Chị ráng chút xíu nữa, bé sẽ ra ngay thôi”... Việc to tiếng, la mắng sản phụ ở thời điểm “vượt cạn” khó xảy ra.
Tất cả bác sĩ, nữ hộ sinh bao giờ cũng phải động viên để có sự hợp tác của sản phụ với mình. Nếu có xảy ra to tiếng cũng là do bức xúc vì sức khỏe của sản phụ và đứa bé mà thôi.
Việc bệnh nhân than phiền về thái độ, cách cư xử của nhân viên y tế theo tôi chỉ là cá biệt. Nhiều khi bệnh nhân cũng chưa hiểu hết và thông cảm cho người giúp đỡ mình sinh đẻ. Bởi một bác sĩ, một nữ hộ sinh luôn phải chịu áp lực công việc nặng nề. Một người phải theo dõi mấy chục sản phụ, đỡ đẻ hết người này đến người khác.
Có khi thức trắng đêm đỡ đẻ, phải xử lý đủ thứ chuyện mà chuyện nào cũng quan trọng, cấp bách liên quan đến sinh mạng con người. Những áp lực này rất lớn trong tình trạng quá tải trầm trọng hiện nay. Trong hoàn cảnh như vậy, chắc chắn với những người không bình tĩnh, thiếu kiềm chế có thể có những lời nói thiếu ân cần, nhẹ nhàng với bệnh nhân.
Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng tất cả thái độ, lời nói gì đó làm phiền lòng bệnh nhân nếu có cũng luôn bắt nguồn từ chuyện lo cho bệnh nhân là chính, chứ không phải vì thầy thuốc không có lương tâm, thiếu y đức. Có thức trắng đêm để làm việc thì mới thông cảm phần nào cho nhân viên y tế.
Nên cho thầy thuốc đi học tâm lý Ở bệnh viện tôi và một vài bệnh viện khác như Phụ sản T.Ư, Phụ sản Hà Nội có những bác sĩ phải mổ trên 10 ca/ngày. Số lượng công việc là không thể tưởng tượng nổi, không còn cảm hứng với công việc vì phải làm việc như một cái máy, thầy thuốc lúc nào cũng mệt nhoài. Tất nhiên tôi không nói đó là căn nguyên của tình trạng “thiếu nụ cười, thiếu chia sẻ” ở bệnh viện, như diễn đàn trên Tuổi Trẻ mấy ngày qua. Cuộc sống thì mỗi người một tính cách, mà các anh chị đi các cơ quan có thấy không, những người hách dịch nhất, hay quát nạt nhất lại không phải là những người ghê gớm nhất ở cơ quan ấy. Thầy thuốc có khi bị hiểu lầm là vì vậy. Tôi biết mỗi năm số tiền người VN bỏ ra đi Singapore, Trung Quốc, Mỹ chữa bệnh là rất lớn. Ngay bố mẹ tôi khi bị ốm đau cũng không vào bệnh viện tôi làm việc mà thường vào bệnh viện quốc tế ở VN hoặc đi nước ngoài, vì các cụ không chịu được bẩn, vào bệnh viện ở ta thấy mùi bệnh viện là không chịu được. Vậy là mình làm bác sĩ mà bố mẹ phải đi bệnh viện khác chữa bệnh vẫn phải đành chịu, vì không phải mình không chữa được, mà vì bệnh viện mình không sạch. Ở Hà Nội, tháng 3-2012 sẽ có một bệnh viện mới, tôi được biết ở đó mỗi phòng bệnh có một phòng vệ sinh riêng. Chỉ có thế thôi mà là mơ ước của tất cả những người đã và sẽ phải đi nằm viện ở VN. Nhưng bệnh viện này chắc chắn sẽ thu phí cao. Với người dân lao động, bệnh viện chỉ có nụ cười, sự sẻ chia khi thầy thuốc được học về tâm lý, hiểu và biết lắng nghe bệnh nhân, biết kiềm chế mỗi khi có chuyện bực mình để mỗi lời nói với bệnh nhân là mỗi lời chia sẻ. Tôi đã học qua lớp tâm lý, nhưng tôi biết không nhiều đồng nghiệp đã học qua lớp này. Trong công việc và cuộc sống, tất yếu mình sẽ có những lúc bực bội. Chưa kể cũng có những lúc bệnh nhân nói ra những câu không dễ chịu. Nhưng nếu đặt vào vị trí bệnh nhân, hiểu cho họ hơn thì sẽ không nặng nề. Một bác sĩ sản khoa ở Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận