TTCT - “Không làm vẫn hưởng?” - câu hỏi nghe có vẻ thiếu nghiêm túc, nhưng thật ra đòi hỏi các nhà kinh tế phải nát óc suy nghĩ từ thập niên 1960. Và đầu ra của nó đã dần thành hình ở một số quốc gia như Thụy Sĩ, Hà Lan, Phần Lan, Đức (xem TTCT số 2-2016). Thu nhập cơ bản vô điều kiện là một cách tái phân chia thu nhập một cách công bằng - khẩu hiệu của Tuần của thu nhập cơ bản thứ 8, tháng 9-2015 tại Thụy Sĩ -Felix CoelnNgười đưa ra cơ sở lý luận là nhà kinh tế học Mỹ đoạt giải Nobel 1976 Milton Friedman (1912-2006), một trong những người góp tay xây dựng nền tảng cho kinh tế vi mô và vĩ mô, lịch sử kinh tế và thống kê học.Friedman đặt ra khái niệm “thuế thu nhập âm”, nghĩa là sở tài chính cấp cho mỗi cá nhân có nghĩa vụ đóng thuế (mà thu nhập dưới một mức tối thiểu đã định) khoản tiền chênh lệch cho đủ mức tối thiểu nói trên, không cần đặt ra điều kiện nào.Nói cách khác, mỗi người dân ở tuổi lao động sẽ được hưởng vô điều kiện một khoản tiền tối thiểu của nhà nước để sống, gọi là thu nhập cơ bản, ai đi làm thì được lĩnh thêm và trả thuế thu nhập làm cơ sở tài chính cho biện pháp xã hội nghe như viễn tưởng ấy.Trong cuộc phỏng vấn sau đây của báo SPON, tỉ phú Đức Götz Werner - người sáng lập chuỗi siêu thị tạp hóa “dm” và chủ tịch Viện nghiên cứu thương mại EHI Retail Institute e.V. - cùng chuyên gia thuế Benediktus Hardorp giải thích một giải pháp tiềm năng cho CHLB Đức.SPON: Thưa ông Werner, ông Hardorp, các ông đòi phải cấp cho mỗi người dân một khoản tiền nhất định bất kể người đó có đi làm hay không, giàu hay nghèo. Nên hiểu ý các ông ra sao?- WERNER: Mô hình của chúng tôi cho phép mỗi người dân có quyền nhận của nhà nước trung bình 1.200 euro/tháng, sự khác biệt với thực tế hôm nay là người dân không phải đáp ứng điều kiện nào cả.SPON: Nghĩa là ông ấn tiền vào tay cả những người không cần?- WERNER: Ai cũng được nhận tiền mà không phải xin xỏ gì cả. Trên cơ sở cuộc sống được đảm bảo như thế, người dân sẽ có không gian tự do cần thiết cống hiến khả năng của mình cho cộng đồng.SPON: Người nào không đủ sức trang trải cuộc sống của mình hôm nay cũng có quyền nhận hỗ trợ chiếu theo luật Đức hiện hành. Mô hình của ông sẽ gia tăng số người nhận hỗ trợ?Ông Götz Werner -Manjel Cho rằng con người sinh ra vốn lười biếng là không công bằng và cũng không đúng thực tế.Götz Werner- WERNER: Hôm nay những người nhận hỗ trợ phải chứng minh không đủ khả năng kiếm sống, nghĩa là phải trình chứng cứ cho sự thấp kém của mình, điều đó biến con người thành kẻ nhận bố thí và đó là một áp lực khủng khiếp. Có người sẽ lẩn tránh xã hội, trở nên vô cảm, người khác thì bù đắp sự yếu kém của mình bằng cách hành xử ngang ngược, thậm chí vũ lực.- HARDORP: Sẽ có nhiều thay đổi không chỉ đối với những người cần hỗ trợ; không ai đi làm chỉ vì miếng cơm manh áo nữa, mà vì tìm được sự an nhiên trong công việc. Người ta sẽ tự do xác định chỗ đứng thích hợp của mình trong cộng đồng, là nơi có thể đóng góp một cách có ý nghĩa nhất. Lấy ví dụ khi mỏ than giảm bớt những công việc mệt nhọc, nguy hiểm và thợ mỏ xuống đường biểu tình thì không phải vì thợ mỏ thích làm việc dưới hầm lò, mà họ sợ bị mất thu nhập. Hôm nay, những người nhận hỗ trợ phải chứng minh không đủ khả năng kiếm sống, nghĩa là phải trình chứng cứ cho sự thấp kém của mình, điều đó biến con người thành kẻ nhận bố thí và đó là một áp lực khủng khiếp.Götz WernerSPON: Ai sẽ làm công việc kém hấp dẫn đó nếu không bị thúc ép phải kiếm tiền?- WERNER: Về nguyên tắc, có bốn khả năng. 1) Người ta làm việc đó, 2) Trả lương cao, 3) Tự động hóa sản xuất và 4) Thuê người khác làm thay mình, như nông dân Đức vẫn làm hiện nay khi thu hoạch dâu đất và măng tây.SPON: Nghĩa là người Đức khoan khoái xoa tay hưởng phúc lợi xã hội?- WERNER: Cho rằng con người sinh ra vốn lười biếng là không công bằng và cũng không đúng thực tế. Đại đa số mọi người muốn lao động, đó là kinh nghiệm của tôi ở cương vị doanh nhân - bất kể cửa hàng trưởng hay công nhân khuân vác hay nhân viên thu ngân. Vì lao động đem lại cho con người cảm xúc và ý thức được trọng dụng, được thừa nhận trong cộng đồng.SPON: Quan điểm của các ông có vẻ như ước mơ về một thế giới tươi đẹp hơn...- WERNER: Thế giới còn tươi đẹp hơn nhiều nếu ta hình dung ra các biến chuyển trong xã hội được bảo đảm chắc chắn một khoản thu nhập cơ bản. Sinh viên được phép chọn ngành học theo đúng ý thích và năng khiếu của mình, chứ không chỉ mải nghĩ về con đường tiến thân và kiếm tiền sau này. Và ta hãy tưởng tượng ra lĩnh vực công lợi: với thu nhập cơ bản được bảo đảm, nhiều người sẽ có điều kiện làm việc ở đó và giúp người khác.- HARDORP: Ngoài ra, chủ lao động sẽ không được phép đối xử với người lao động một cách tùy tiện nữa, vì người lao động có thể chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào mà không sợ bị chết đói. Quyền tự do mới có đó sẽ đặc biệt hữu hiệu trong nhóm lương thấp, vì hiện tại những người lao động lương thấp đang ở dưới một áp lực kép: họ không có động cơ công tác vì điều kiện lao động bất lợi, đồng thời luôn phải so bì đồng lương ít ỏi với khoản trợ cấp xã hội.SPON: Các ông không chỉ muốn chi nhiều tiền cho thu nhập cơ bản, mà còn định từ bỏ thuế thu nhập?- HARDORP: Chính xác. Miễn thuế cho tất cả khoản thu nhập.SPON: Tất cả?- WERNER: Thuế lương, thuế thu nhập, thuế đánh vào lãi đầu tư, thuế tài sản - bỏ hết.SPON: Vậy tiền đâu ra?- WERNER: Hiện tại xã hội Đức vẫn đang trả các khoản phúc lợi xã hội và trợ giá, khoảng 720 tỉ euro, khoản này sẽ không cần nữa và tạo ra tỉ trọng lớn trong số tiền cần thiết. Còn lại một khoản tiền do người dân phải trả, tất nhiên khoản này phụ thuộc vào số tiền thu nhập cơ bản mà ta còn phải ấn định. Chúng tôi dự tính trung bình 1.200 euro/tháng cho mỗi người, thanh niên và người già lĩnh ít hơn, ở độ tuổi 30-45 lĩnh nhiều hơn.SPON: Tính sơ bộ, thu nhập cơ bản 1.200 euro/tháng cho mỗi người Đức sẽ tốn 1.400 tỉ euro. Làm thế nào để bù khoản thiếu hụt?- WERNER: Như đã nói, khoản thu nhập cơ bản phải do xã hội thống nhất đã. Có thể thoạt tiên không cao như chúng tôi dự tính. Nhưng cuối cùng sự gia tăng sức sản xuất trong xã hội sẽ cao đến mức chúng ta đủ tiền trang trải. Xin nói thêm không phải mọi thứ thuế đều bị xóa bỏ, mà ta vẫn còn thuế tiêu thụ.SPON: Vậy thuế tiêu thụ sẽ cao đến phi lý? Ông đút tiền vào túi quần bên phải của người dân rồi móc ra từ túi bên trái?- WERNER: Tôi cũng không thể phủ nhận được cách tư duy logic là trước hết phải kiếm tiền, sau đó mới được tiêu tiền. Tuy nhiên thực tế là tất cả, thật sự tất cả loại thuế hiện tại rốt cuộc nằm hết trong giá cả của hàng hóa hay dịch vụ. Vậy người tiêu dùng sẽ phải gánh hết. Nếu ta quy tất cả nguồn thu của nhà nước vào loại thuế duy nhất thì sẽ sáng tỏ một vấn đề khá mù mờ, đó là: phần nộp cho nhà nước là bao nhiêu - đơn giản sẽ đọc rành rành con số đó qua thuế giá trị gia tăng.SPON: Nhưng nếu thuế tiêu thụ cao như thế thì chẳng còn dư mấy từ thu nhập cơ bản?- WERNER: Thoạt tiên số tiền còn lại sẽ tương tự khoản trợ cấp xã hội cho người Đức hiện tại.SPON: Liệu có bõ công xô đổ cả hệ thống để đạt được kết quả èo uột như vậy?- WERNER: Có chứ, nếu ta cân nhắc những kết quả tích cực sẽ đạt được. Thứ nhất: thuế không sinh ra trong nội bộ quá trình kiến tạo giá trị nữa, nghĩa là ở chỗ con người làm ra của cải. Thay vào đó, người phải trả thuế là người muốn có sản phẩm ở cuối chuỗi kiến tạo giá trị. Công việc sẽ rẻ đi, do đó sẽ sinh ra một loạt chỗ làm việc mới.Những người đến nay vẫn làm việc chui (trốn thuế) sẽ có công việc chính quy. Ngành xuất khẩu sẽ nâng cao năng lực cạnh trạnh ở nước ngoài. Sẽ không ai đầu tư lậu ra nước ngoài nữa vì vốn ở trong nước không bị đánh thuế. Tiền ở lại trong nước sẽ tạo nguồn đầu tư. Chúng ta sẽ giàu lên khủng khiếp so với hôm nay.- HARDORP: Tất nhiên sẽ biến mất cả ý định đầu tư tiền vào các dự án kém triển vọng để bớt thuế phải nộp, vì ở đâu không bị đánh thuế thì ở đó không ai tìm cách giảm thuế. Tôi vẫn chưa thể đoán ra hết các điểm lợi sẽ đạt được khi đơn giản hóa toàn bộ cỗ máy quan liêu tính toán thuế và phân bổ ngân sách từ thuế.SPON: Bao nhiêu chỗ làm mới sẽ sinh ra theo mô hình của ông?- WERNER: Câu hỏi sai. Trong mô hình của chúng tôi không có người thất nghiệp, vì ai muốn làm việc sẽ làm việc, mỗi người sẽ tìm ra con đường của mình.■ Tags: Người ĐứcThu nhập cơ bảnChúng ta sẽ giàu lênKhông làm vẫn hưởngPhúc lợi xã hội
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp cho Malaysia THANH HIỀN 22/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp, trong đó có lương thực, cà phê với Malaysia và đề nghị Malaysia hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp Halal.
Phim chiếu rạp Kính vạn hoa tung poster và teaser, nhìn vừa lạ vừa quen THƯỢNG KHẢI 22/11/2024 Kính vạn hoa phiên bản điện ảnh đánh dấu sự tái ngộ của bộ ba Quý Ròm, Tiểu Long và nhỏ Hạnh, mang đến một không khí tươi vui nhưng không kém phần kịch tính.
VTV lên tiếng vụ xe biển xanh vượt 2 ô tô làm xe tải đi chiều ngược lại lao xuống cống HỒNG QUANG 22/11/2024 'Đài truyền hình Việt Nam lấy làm tiếc về sự việc nghiêm trọng này và sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng cùng gia đình tài xế xe tải để giải quyết vụ việc theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật', VTV thông tin.
Giữa lúc xung đột leo thang, Nga - Ukraine đạt thỏa thuận đưa 46 dân thường trở lại Kursk THANH HIỀN 22/11/2024 Hàng chục cư dân từ khu vực biên giới Kursk của Nga đã được đưa trở lại quê hương từ Ukraine sau các cuộc đàm phán 'khó khăn' giữa hai bên.