12/06/2011 13:05 GMT+7

Chúng ta đang kỳ thị một dòng nhạc?

Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Khoa tâm lý giáo dục ĐH Sư phạm TP.HCM)
Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Khoa tâm lý giáo dục ĐH Sư phạm TP.HCM)

TTO - Trong lúc khá nhiều bạn đọc tham gia diễn đàn "Thảm họa của Vpop?" cho rằng cần tẩy chay, lên án, kiểm soát dòng nhạc ấy thì Tuổi Trẻ Online vừa nhận được ý kiến phản biện của thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - giảng viên khoa tâm lý giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM.

Diễn đàn

Chúng ta đang kỳ thị một dòng nhạc?

TTO - Trong lúc khá nhiều bạn đọc tham gia diễn đàn "Thảm họa của Vpop?" cho rằng cần tẩy chay, lên án, kiểm soát dòng nhạc ấy thì Tuổi Trẻ Online vừa nhận được ý kiến phản biện của thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - giảng viên khoa tâm lý giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM.

Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi và cùng trao đổi.

IPAkE10q.jpgPhóng to

Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - giảng viên khoa tâm lý giáo dục ĐH Sư phạm TP.HCM - Ảnh: nhân vật cung cấp

Gần đây, dòng nhạc “té ghế” được rất nhiều người quan tâm mổ xẻ, đa số ý kiến đều thuộc hướng lên án một dòng nhạc làm “suy thoái nhân cách con người”. Tuy nhiên, nếu không tỉnh táo, chúng ta sẽ vô tình không tôn trọng cả một tầng lớp người trong xã hội.

Hai câu hỏi trung tâm về dòng nhạc này là:

- Nhạc “té ghế” có thật sự ảnh hưởng đến nhân cách của người nghe?

- Đó có phải là tiếng chuông báo động về sự khuyết tật nhân cách của một tầng lớp người?

Câu trả lời chắc chắn 95% là không! Vì những lý do sau:

Thứ nhất, có nhiều bài hát mang đậm hơi thở của cuộc sống, lối nói trong đời sống hằng ngày được phổ nhạc để dễ hát, dễ nghe. Có thể xem đó như những bài “nhạc nói” không quý tộc, không cao sang, nhưng dễ hiểu và gần gũi với khá nhiều người trong xã hội. Đấy như một món ăn bình dân phục vụ một tầng lớp bình dân. Có nhiều loại người thì có nhiều loại thực đơn âm nhạc, những người gu thẩm mỹ bình dân thì không thể hiểu và cảm thụ được những loại nhạc thuộc thể loại thẩm mỹ cao và tất yếu họ phải tìm những món ăn cho riêng mình.

Thứ hai, con người luôn được giáo dục hướng đến chân - thiện - mỹ, tức trí tuệ (được đánh giá đúng hay sai) - nhân cách (tức tốt hay xấu) - thẩm mỹ (tức đẹp hay chưa đẹp).

Âm nhạc một phần có liên quan đến cái thiện nhưng 95% là thuộc về cái mỹ. Chân và thiện là những chuẩn mực chung cho toàn xã hội nhưng sự rung động thẩm mỹ thì cực kỳ khác nhau giữa người này và người khác. Chúng ta tôn trọng một dòng nhạc phục vụ nhu cầu thực nghĩa là chúng ta tôn trọng cảm nhận của một tầng lớp người.

Thứ ba,âm nhạc không làm hư nhân cách người nghe một cách mạnh mẽ như phim ảnh, game bạo lực, website “đen”...

Chúng ta hoàn toàn không đồng ý với những bài hát với lời lẽ mắng chửi nhau, chứa đựng những từ dung tục, nhưng những bài hát còn lại thậm chí những bài được mệnh danh là thảm họa âm nhạc như Tâm hồn vĩnh cửu, Da nâu, Nói dối... chúng ta phải công tâm nhận thấy rằng nó chưa đủ mạnh để làm hư nhân cách người nghe.

Đọc lại toàn bộ lời lẽ ca từ, nhiều người trong chúng ta sẽ thấy hơi khó chịu vì nó tầm thường quá nhưng chẳng có lời lẽ nào làm cho chúng ta bị ám ảnh đến mức nhập tâm, bất quá chỉ là một cái chau mày hoặc một tiếng phì cười mà thôi.

Thứ tư, rất nhiều người nghe nhạc là để nghe giai điệu, mục đích âm nhạc là nghe để cho “đã”, cho thoải mái đầu óc, cho sảng khoái tinh thần. Đối với họ, đã là “những người fast-food” thì việc hiểu lời và ngồi cảm nghiệm ca từ bài hát là một việc làm “xa xỉ”. Nhưng nếu có đi chăng nữa thì từ chuyện hiểu lời vài bài hát đến chuyện định hướng lối sống là cả một quãng đường dài. Do đó mức độ “ngấm” của những ca khúc này nhiều lắm chỉ là phơn phớt bên ngoài, nghe cho đã rồi thôi. Vì vậy chúng ta không nên quá lo lắng hay hốt hoảng rồi vô tình gay gắt và kỳ thị một dòng âm nhạc.

Tôi rất thích câu nói “Mỗi người là một bản chính” (không có bản photocopy), gu thẩm mỹ của mỗi người mỗi khác. Nếu chúng ta không thích một loại nhạc nào đó thì có thể không nghe chúng, vì chúng ta hoàn toàn có quyền lựa chọn và cũng cho mọi người có quyền lựa chọn như chúng ta.

Chỉ những bài hát nào thật sự quá “ghê gớm” so với thuần phong mỹ tục thì lúc ấy chúng ta hãy lên án và yêu cầu nhà chức trách xử lý.

Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Khoa tâm lý giáo dục ĐH Sư phạm TP.HCM)

XjT96lAF.jpgPhóng to
Phương My biểu diễn trong clip Nói dối - Ảnh chụp từ clip

Chỉ là trò giải trí!

Nhạc ở thời đại nào cũng có ưu, nhược điểm của riêng nó! Đừng vì một số bài hát phản cảm mà nhận xét cả một dòng nhạc trẻ, những bài hát như thế chỉ được coi như một cách để giải trí của các bạn trẻ thôi. Không phải trẻ thì đồng nghĩa với việc không có thẩm mỹ về âm nhạc đâu.

Mình không thích nhất là hễ có việc gì xã hội lại nhận định là do thế hệ 8X, 9X nổi loạn, cư xử không đúng mực. Đó chỉ là cách thể hiện bản thân của những người trẻ thôi. Xin đừng dùng cách nhìn của thế hệ đi trước áp đặt lên chúng tôi. Chúng tôi vẫn tôn trọng những giá trị cũ và phát huy những gì đặc biệt của thế hệ chúng tôi. Nếu suốt ngày chỉ biết đi theo, làm theo những gì truyền thống thì hỏi làm sao xã hội này phát triển được?

thái thị kim

Nhạc "té ghế' làm suy đồi xã hội

Chúng ta luôn muốn xây dựng một đất nước giàu đẹp, xã hội văn minh thì làm sao có thể chấp nhận thứ âm nhạc rẻ tiền tầm bậy tầm bạ?

Âm nhạc ngoài chuyện giúp con người giải trí, còn là công cụ xây dựng tâm hồn và trí óc. Những mớ tạp nham hạ cấp được sáng tác và trình diễn bởi thứ ca sĩ và nhạc sĩ thiếu tài năng lẫn tư cách nhưng lại thừa lòng tham, thử hỏi xã hội sẽ được dẫn dắt tới đâu?

Hồ Anh Lễ

Ca khúc nghe muốn "té ghế", thảm họa của VPop?

Theo bạn, đó có phải là những ca khúc thực sự nghe muốn "té ghế" không? Còn những ca khúc nào trên thị trường đang làm bạn... choáng váng nữa?

Vì sao có hiện tượng "nở rộ" này? Vì trình độ của người sáng tác, "khát vọng" đánh bóng tên tuổi của một số cá nhân, hay vì đó là phản ánh chân thực của đời sống và nhu cầu có thực của người nghe?

Người nghe nhạc và cơ quan quản lý văn hóa có trách nhiệm gì không?

Theo bạn, đó là một hiện tượng hoàn toàn bình thường hay bất thường của VPop? Bạn dự đoán âm nhạc Việt Nam sẽ đi theo hướng nào nếu hiện tượng này tiếp tục "trăm hoa đua nở"?

Mời bạn đọc tham gia ý kiến về hiện tượng mà nhiều bạn đọc cho là "Thảm họa của VPop".

Xem thêm:

Nghe bằng tai của người có họcTại sao nở rộ ca khúc nghe muốn “té ghế”?Nhạc "té ghế" - Chúng tôi còn gọi là "nhạc... ngu"Bài hát của Michael Jackson nghe muốn "té ghế" thì sao?Liệu nhạc "té ghế" có tự sinh, tự diệt?Điều chỉnh gu nghe nhạc, dễ không?Chẳng lẽ chỉ "tai hư" mới khoái nhạc "té ghế"?Khi măng non hát như "lên đồng"Sung sướng vì gây ra "thảm họa VPop"?Vì đâu ca từ nghe muốn "té ghế"?Nhạc "té ghế": cha chung không ai khóc?Báo chí dung dưỡng nhạc "té ghế"?Quản hay không quản nhạc "té ghế"?Đỗ Trung Quân: Nhạc "té ghế" chỉ là trò đùa vui!Âm thanh phản cảm không có chỗ đứng trong âm nhạc

Theo bạn, các ca khúc "té ghế" nở rộ vì đâu:
Năng lực sáng tác của nhạc sĩ hạn chế Các ca sĩ, nhạc sĩ muốn gây sốc để nổi tiếng Đáp ứng thị hiếu một bộ phận thính giả nào đó Quản lý hoạt động âm nhạc chưa chặt chẽ Ý kiến khác
Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Khoa tâm lý giáo dục ĐH Sư phạm TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên