Phóng to |
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền trả lời chất vấn chiều 13-6 - Ảnh: Việt Dũng |
Đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) đặt vấn về việc khai thác hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác dạy nghề. Theo ông Tuấn, hiện nay nhiều nơi có trường, có thầy dạy nghề nhưng thiếu trò. Một số học viên học nghề nhưng không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, muốn tuyển dụng doanh nghiệp phải đào tạo lại. Với vai trò là người tham mưu cho Chính phủ trong việc đào tạo nghề, Bộ trưởng suy nghĩ gì về vấn đề này?
Một đại biểu đặt vấn đề "giá cả những năm gần đây tăng cao, Nhà nước hỗ trợ 70% tiền mua bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo, nhiều cử tri đề nghị mức hỗ trợ là 100%, Bộ trưởng nghĩ sao?" Bộ trưởng Chuyền cho biết cá nhân bà đồng ý mức hộ trợ 100% nhưng đây thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế. |
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Chuyền cho biết công tác dạy nghề những năm trước đây đã được đầu tư. Hiện nay trên cả nước có trên 1.000 đơn vị dạy nghề, trong đó công lập trên 800, ngoài công lập khoảng 400 cơ sở. Những năm vừa qua, bộ hướng dẫn các địa phương triển khai dạy nghề. Một số cơ sở chưa được đầu tư đồng bộ. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí cho lĩnh vực này.
Đầu tư cơ sở dạy nghề nhưng học sinh theo học không nhiều, như vậy có lãng phí không? Theo Bộ trưởng, việc phân luồng sau khi tốt nghiệp phổ thông và tư tưởng học nghề sau phổ thông chưa thông suốt giữa phụ huynh và học sinh.
Bộ trưởng cũng thẳng thắn thừa nhận chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp. "Cái chúng ta đang làm hiện nay là đạo tạo cái chúng ta có. Một số doanh nghiệp nước ngoài khi tuyển dụng lao động thường chọn học sinh hết lớp 12 để đào tạo thêm. Có thực tế đó" - bà Chuyền nói.
Giải pháp Bộ trưởng đưa ra là sắp tới sẽ cố gắng đào tạo nghề gắn với thị trường lao động, triển khai đào tạo cái doanh nghiệp cần trên cở sở cái mình đã có. Tất nhiên cái người ta cần mà mình không đủ đáp ứng được thì phải chịu.
"Chúng tôi cũng có chủ trương hình thành bộ phận tư vấn tiếp thị, nắm nhu cầu thị trường để đào tạo cho phù hợp. Bộ cũng liên kết với các tổ chức như Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản để đào tạo nghề cho phù hợp với nhu cầu thị trường" - bộ trưởng nhấn mạnh.
Đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) và đại biểu Huỳnh Thành Đạt (TP.HCM) cùng nêu vấn đề đề nghị làm rõ việc đào tạo giữa Bộ GD-ĐT và Bộ Lao động - Thương binh và xã hội có chồng chéo không. Quy định hiện nay là các trường cao đẳng, TCCN trực thuộc Bộ GD-ĐT trong khi các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Lao động - thương binh và xã hội.
Bộ trưởng Chuyền cho rằng vấn đề này hợp lý, việc đào tạo nghề sẽ gắn liền với nhu cầu việc làm sau này nên theo bà không có gì chồng chéo.
Trao đổi lại vấn đề này, đại biểu Tâm cho rằng thực tiễn hiện nay hai hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm dạy nghề tồn tại song song nhau và chức năng gần như nhau, như vậy rất lãng phí và đề nghị Bộ trưởng tham mưu Chính phủ giải quyết sớm.
Lương hưu còn bất cập
"Những người nghỉ hưu trước năm 1990 vì hệ số thấp nên mức lương thấp. Những người nghỉ hưu sau này nhận mức lương cao hơn và chênh lệch tiền lương của người về hưu khá lớn. Rất nhiều cử tri phản ánh điều này, với vai trò là người đầu tàu, Bộ trưởng giải quyết thế nào về vấn đề này?" - đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) chất vấn.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thừa nhận có vấn đề này. "Người về hưu trước năm 1993 bình quân nhận 2,8 triệu/tháng. Những người về hưu sau này nhận được khoảng 3,3 triệu/tháng. Từ năm 2008 đến nay, mức lương cho người nghỉ hưu tăng khoảng 30%, rõ ràng cùng một chức vụ như nhau nhưng về hưu ở 2 thời điểm khác nhau có chênh lệch tiền lương. Đại biểu yêu cầu xem xét lại vấn đề này, tôi đồng ý" - Bộ trưởng Chuyền nói.
8g sáng mai (13-6), Bộ trưởng bộ Lao động - Thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền tiếp tục trả lời chất vấn đại biểu quốc hội
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận