15/03/2022 10:22 GMT+7

Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ, giá dầu thế giới tiếp tục giảm

NGUYÊN HẠNH - BÌNH AN
NGUYÊN HẠNH - BÌNH AN

TTO - Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ trong ngày 15-3 vì áp lực từ cả tình hình dịch bệnh Trung Quốc, xung đột Nga - Ukraine và kỳ vọng Mỹ tăng lãi suất lần đầu sau 3 năm. Giá dầu và vàng cũng tiếp tục giảm xuống.

Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ, giá dầu thế giới tiếp tục giảm - Ảnh 1.

Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ vì áp lực từ cả tình hình dịch bệnh Trung Quốc, xung đột Nga - Ukraine và kỳ vọng Mỹ tăng lãi suất lần đầu sau 3 năm - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, chỉ số chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ vào thứ ba khi COVID-19 tăng cao ở Trung Quốc đã đánh trúng niềm tin vốn đang lung lay của giới đầu tư.

Nhiều nhà đầu tư hiện lo lắng về cả xung đột tại Ukraine và đợt tăng lãi suất đầu tiên của Mỹ trong 3 năm qua.

Theo Hãng tin Reuters, chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoài Nhật Bản) đã giảm 1,91%. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ số này đã giảm 8,2% trong tháng 3.

Dẫn đầu xu hướng trên là chứng khoán Trung Quốc. Các nhà đầu tư lo ngại số ca nhiễm COVID-19 tăng nhanh ở Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của nước này trong quý đầu tiên.

Chỉ số Hang Seng của Hong Kong vẫn chìm trong vùng đỏ, giảm 3,8% vào đầu ngày 15-3, sau khi bị bán tháo gần 5% một ngày trước đó. Chỉ số này đã giảm 17% tính từ đầu tháng 3.

Chỉ số CSI300 của Trung Quốc cũng giảm 2,3% trong ngày 15-3.

Các nhà đầu tư cũng chờ đợi cuộc họp ngày 16-3 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). FED dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất lần đầu tiên trong 3 năm để bù đắp lạm phát sau cuộc họp này.

Theo Reuters, giá cổ phiếu Úc giảm 0,5% trong khi chỉ số Nikkei của Nhật Bản chỉ tăng 0,17%.

Vàng cũng tiếp tục giảm giá ở châu Á với giá vàng giao ngay là 1.949,21 USD/ounce.

Trong khi đó, giá dầu thế giới đã giảm hơn 5% trong phiên giao dịch ngày 14-3, xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần qua. Các nhà đầu tư hy vọng sẽ có tiến triển ngoại giao trong việc giải quyết cuộc xung đột Nga - Ukraine - diễn biến có thể sẽ thúc đẩy nguồn cung dầu toàn cầu.

Cụ thể, giá dầu Brent giao sau giảm 5,77 USD (tương đương 5,1%), xuống còn 106,9 USD/thùng, còn dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 6,32 USD (tương đương 5,8%) xuống còn 103,01 USD/thùng.

Đó là mức giá đóng cửa thấp nhất đối với dầu WTI kể từ hôm 28-2 và thấp nhất đối với dầu Brent kể từ ngày 1-3. Trước đó, giá dầu thô Brent và WTI đều đã tăng vọt sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Giá xăng dầu bán lẻ đang cao hơn giá cơ sở 1.000 - 2.600 đồng/lít? Giá xăng dầu bán lẻ đang cao hơn giá cơ sở 1.000 - 2.600 đồng/lít?

TTO - Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 14-3, lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP.HCM (Saigon Petro) cho biết giá dầu thô thế giới đã đảo chiều giảm giá trong những ngày qua khiến thị trường xăng dầu có dấu hiệu hạ nhiệt.

NGUYÊN HẠNH - BÌNH AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên